Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Toán 11 (có đáp án) > Tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác - Chuyên đề Toán 11

Tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác - Chuyên đề Toán 11

A. Phương pháp giải

+ Hàm số y= f (x) xác định trên tập hợp D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu có số T ≠ 0 sao cho với mọi x ∈ D ta có x+T ∈ D; x-T ∈ D và f (x+T)=f (x).

Nếu có số T dương nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện trên thì hàm số đó được goi là một hàm số tuần hoàn với chu kì T.

+ Cách tìm chu kì của hàm số lượng giác (nếu có):

Hàm số y = k. sin (ax+b) có chu kì là T= 2π/|a|

Hàm số y= k. cos (ax+ b) có chu kì là T= 2π/|a|

Hàm số y= k. tan (ax+ b) có chu kì là T= π/|a|

Hàm số y= k. cot (ax+ b) có chu kì là: T= π/|a|

Hàm số y= f (x) có chu kì T1; hàm số T2 có chu kì T2 thì chu kì của hàm số y= a. f (x)+ b. g (x) là T = bội chung nhỏ nhất của T1 và T2

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?

A. y = sin x

B. y = x+ 1

C. y = x2.

D. y = (x-1)/ (x+2).

Bài giải:

Đáp án đúng là: A

Tập xác định của hàm số: D= R

Với mọi x ∈ D, k ∈ Z ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D, sin (x+2kπ)=sinx.

Vậy y=sinx là hàm số tuần hoàn.

Ví dụ 2: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?

A. y= sinx- x

B. y= cosx

C. y= x. sin x

D. y= (x2+1)/x

Bài giải:

Đáp án đúng là: B

Giải thích:

Tập xác định của hàm số: D=R.

mọi x ∈ D, k ∈ Z ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D, cos (x+2kπ)=cosx.

Vậy y= cosx là hàm số tuần hoàn.

Ví dụ 3: Chu kỳ của hàm số y= cosx là:

A. 2kπ

B. 2π/3

C. π

D. 2π

Bài giải:

Đáp án đúng là: D

Giải thích:

Tập xác định của hàm số: D= R

Với mọi x ∈ D; k ∈ Z, ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D thỏa mãn: cos⁡ (x+k2π)=cosx

Vậy y = cosx là hàm số tuần hoàn với chu kì (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn cos⁡ (x+k2π)=cosx

Ví dụ 4: Chu kỳ của hàm số y= tanx là:

A. 2π

B. π/4

C. kπ, k ∈ Z

D. π

Bài giải:

Đáp án đúng là: D

Giải thích:

Tập xác định của hàm số: D= R\ {π/2+kπ, k ∈ Z}

Với mọi x ∈ D; k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D; x+kπ ∈ D và tan (x+kπ)=tanx

Vậy là hàm số tuần hoàn với chu kì π (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn tan (x+kπ)=tanx

Ví dụ 5. Hàm số y= 2tan (2x-100) có chu kì là?

A. T= π/4

B. T= π/2

C. 2π

D. π

Bài giải:

Đáp án đúng là B

Giải thích:

Hàm số y= k. tan (ax+ b) có chu kì là: T= π/|a|

Áp dụng: Hàm số y= 2tan (2x - 100) có chu kì là: T= π/2

Ví dụ 6. Hàm số y = - π. sin⁡ (4x-2998) là

A. T= π/2

B. T= π/4

C. 2π

D. π

Bài giải:

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Hàm số y= k. sin (ax+ b) có chu kì là: T= 2π/|a|.

Chu kì của hàm số: y = - π. sin⁡ (4x-2998) là: T= 2π/4= π/2

Ví dụ 7. Tìm chu kì của hàm số y= 10π cos⁡ (π/2-20 x)?

A. 20 π

B. 10π

C. π/20

D. π/10

Bài giải:

Đáp án đúng là: D

Giải thích:

Hàm số y= k. cos (ax+ b) có chu kì là: T= 2π/|a|.

Chu kì của hàm số: y = 20 π. cos⁡ (π/2-20 x) là: T= 2π/|-20| = π/10

Ví dụ 8. Tìm chu kì của hàm số y= (1)/2π cot⁡ (π/10+10 x)?

A. π

B. 10π

C. π/20

D. π/10

Bài giải:

Đáp án đúng là: D

Hàm số y= k. cot (ax+ b) có chu kì là: T= π/|a|.

Chu kì của hàm số: y = (1)/2π cot⁡ (π/10+10 x) là: T= π/|10| = π/10

Ví dụ 9. Tìm chu kì của hàm số y= 2sin2x+1

A. 1

B. 2π

C. π

D. 4π

Bài giải:

Đáp án đúng là: C

Giải thích:

Ta có: y= 2sin2x+1 = 1- cos2x +1= 2- cos2x

⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= 2π/2= π

Ví dụ 10. Tìm chu kì của hàm số: y=sin⁡ (2x- π)+ 1/2 tan⁡ (x+ π)

A. π

B. 2π

C. π/2

D. Đáp án khác

Bài giải:

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Hàm số y= f (x) = sin (2x- π) có chu kì T1= 2π/2= π.

Hàm số y= g (x)= 1/2 tan⁡ (x+ π) có chu kì T2= π/1= π

⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= π.

Ví dụ 11. Tìm chu kì của hàm số y= 1/2 tan⁡ (x- π/2)+ 1/10 cot⁡ (x/2- π)

A. π

B. 2π

C. π/2

D. Đáp án khác

Bài giải:

Đáp án đúng là: B

Giải thích:

Ta có: chu kì của hàm số y= f (x)= 1/2 tan⁡ (x- π/2) là T1= π/1= π

Chu kì của hàm số y=g (x)= 1/10 cot⁡ (x/2- π) là T2= π/ (1/2)= 2π

Suy ra chu kì của hàm số đã cho là: T=2π

Ví dụ 12. Tìm chu kì của hàm số y= 〖sin〗^2 x+cos⁡ (2x+ π/3)

A. π/2

B. 2π

C. 4π

D. π

Bài giải:

Đáp án đúng là: D

Giải thích:

Ta có: y= sin2 x+cos⁡ (2x+ π/3)= (1-cos2x)/2+cos⁡ (2x+ π/3)

chu kì của hàm số y= f (x)= (1-cos2x)/2 là T1= 2π/2= π

Chu kì của hàm số y= g (x)= cos⁡ (2x+ π/3) là T2= 2π/2=π

⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= π

Ví dụ 13. Tìm chu kì của hàm số y= 2sin2x. sin4x

A. π/2

B. 2π

C. π

D. 4π

Bài giải:

Đáp án đúng là: C

Giải thích:

Ta có: y= 2. sin2x. sin4x = cos 6x+ cos2x

Chu kì của hàm số y = cos6x là T1= 2π/6= π/3

Chu kì của hàm số y= cos2x là T2= 2π/2= π

⇒ chu kì của hàm số đã cho là: T= π

Ví dụ 14. Tìm chu kì của hàm số y= sin3x + cos2x

A. 2π

B. π

C. 4π

D. Đáp án khác

Bài giải:

Đáp án đúng là: A.

Ta có y= sin3x + cos2x = 1/4 (3sinx-sin3x) + cos2x

Chu kì của hàm số y= 3/4 sinx là T1= 2π

Chu kì của hàm số y = (- 1)/4 sin3x là T2=2π/3

Chu kì của hàm số y= cos2 là T3= 2π/2= π

⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= 2π

C. Bài tập vận dụng

Câu 1:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?

A. y= x. cosx

B. y= x. tanx

C. y= tanx

D. y=1/x.

Chọn C

Xét hàm số y= tanx:

Tập xác định của hàm số: D=R\ {π/2+kπ, k ∈ Z}.

Với mọi x ∈ D, k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D và x+kπ ∈ D, tan (x+kπ)=tanx.

Vậy y= tanx là hàm số tuần hoàn.

Câu 2: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?

A. y=sinx/x

B. y= tanx+ x

C. y=x2+1

D. y= cotx

Chọn D

Xét hàm số y= cotx:

Tập xác định: D=R\ {kπ, k ∈ Z}.

Với mọi x ∈ D, k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D và x+kπ ∈ D, cot (x+kπ)=cotx

Vậy y= cot x là hàm tuần hoàn.

Câu 3: Chu kỳ của hàm số y= sinx là:

A. k2π, k ∈ Z

B. π/2

C. π

D. 2π

Chọn D

Tập xác định của hàm số: D=R\ {kπ, k ∈ Z}.

Với mọi x ∈ D; k ∈ Z ta có x-k2π ∈ D và x+k2π ∈ D; sin⁡ (x+k2π2)=sinx

Vậy y= sinx là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π (ứng với k=1) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn sin⁡ (x+k2π2)=sinx.

Câu 4: Chu kỳ của hàm số y= cot x là:

A. 2π

B. π/2

C. π

D. kπ, k ∈ Z.

Chọn C

Tập xác định của hàm số: D=R\ {kπ, k ∈ Z}.

Với mọi x ∈ D; k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D và x+ kπ ∈ D; cot (x+kπ)=cotx.

Vậy y=cotx là hàm số tuần hoàn với chu kì π (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa cot (x+kπ)=cotx.

Câu 5:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?

A. y= sinx

B. y= x+ sinx

C. y= x. cosx

D. y=sinx/x.

Chọn A

Hàm số y= x+sinx không tuần hoàn. Thật vậy:

Tập xác định D=R.

Giả sử f (x+T)=f (x) với ∀ x ∈ D.

IMG_0

Điều này trái với định nghĩa là T > 0.

Vậy hàm số không phải là hàm số tuần hoàn.

+ Tương tự chứng minh cho các hàm số y= x. cosx và không tuần hoàn.

+ Hàm số y= sin x là hàm số tuần hoàn với chu kì T=2π

Câu 6:Tìm chu kì T của hàm số y= sin (π/10-5x).

A. T= 2π/5

B. T= 5π/2

C. T=π/2.

D. C. T=π/8.

Chọn A

Hàm số y= k. sin (ax+b) tuần hoàn với chu kì.

Áp dụng: Hàm số y= sin (π/10-5x) tuần hoàn với chu kì T= 2π/|- 5| = 2π/5.

Câu 7:Tìm chu kì T của hàm số y=cos⁡ (x/2+2198π).

A. T= 4π

B. T=2π

C. T= π/2

D. π.

Chọn A

Hàm số y= cos (ax+ b) tuần hoàn với chu kì.

Áp dụng: Hàm số y=cos⁡ (x/2+2198π) tuần hoàn với chu kì T= 2π/ (1/2)=4π.

Câu 8:Tìm chu kì T của hàm số y= 1/3 cos⁡ (50πx-50 π).

A. T= 1/25

B. T= 50

C. T= 25

D. T= 1/50

Chọn A

Hàm số y= 1/3 cos⁡ (50πx-50 π) tuần hoàn với chu kì T= 2π/ (50 π)= 1/25.

Câu 9:Tìm chu kì T của hàm số y=3tan⁡ (3π x+3π).

A. T=π/3.

B. T=4/3.

C. T=2π/3.

D. T=1/3.

Chọn D

Hàm số y= k. tan (ax+ b) tuần hoàn với chu kì T= π/|a|

Áp dụng: Hàm số y=3 tan⁡ (3π x+3π) tuần hoàn với chu kì T= π/3π= 1/3

Câu 10:Tìm chu kì T của hàm số y= tan x+ cot 3x.

A. T= 4π

B. T= π

C. T= 3π

D. T= π/3.

Chọn B

Hàm số y= cot (ax+b) tuần hoàn với chu kì T= π/|a|.

Áp dụng: Hàm số y= cot3x tuần hoàn với chu kì T1= π/3.

Hàm số y= tanx tuần hoàn với chu kì T2= π.

Suy ra hàm số y= tanx+cot3x tuần hoàn với chu kì T= π

Nhận xét: T là bội chung nhỏ nhất của T1 và T2.

Câu 11:Tìm chu kì T của hàm số: y= cos⁡ (2x/3+ π)+2cot⁡x

A. T= 4π

B. T= π

C. T= 3π

D. T= π/3.

Chọn C

Hàm số y= cos (2x/3+ π) tuần hoàn với chu kì T1=2π/ (2/3)=3π.

Hàm số y= 2cot x tuần hoàn với chu kì T2= π.

Suy ra y= cos⁡ (2x/3+ π)+2cot⁡x hàm số tuần hoàn với chu kì 3π.

Câu 12:Tìm chu kì T của hàm số y=sin (x/2)-tan (2x+π/4).

A. T= 4π

B. T= π

C. T= 3π

D. T= π/3.

Chọn A

Hàm số y=sin (x/2) tuần hoàn với chu kì T1=4π.

Hàm số y=-tan (2x+π/4) tuần hoàn với chu kì T2= π/2.

Suy ra hàm số y=sin (x/2)-tan (2x+π/4) tuần hoàn với chu kì T=4π.

Câu 13:Tìm chu kì T của hàm số y= 2cos2x + 4π.

A. T= 4π

B. T=2π

C. T= π

D. T= 2

Chọn C

Ta có y= 2cos2x + 4π = cos2x + 1+ 4π.

Suy ra hàm số tuần hoàn với chu kì T= π.

Câu 14:Hàm số nào sau đây có chu kì khác π?

A. y=sin (-2x+π/3)

B. y=cos2 (x+π/4)

C. y= tan (-2x+ 100).

D. y=cosx. sinx

Chọn C

Ta xét các phương án:

+ Phương án A. Chu kì của hàm số là T= 2π/|- 2| = π

+ Phương án B. Chu kì của hàm số là T= 2π/|2| = π

+ Phương án C: Hàm số có chu kì T= π/|-2| = π/2.

+ Phương án D. Ta có: y=cosx. sinx= 1/2. sin⁡2x

Hàm số có chu kì là: T= 2π/|2| = π

Vậy hàm số y = tan (- 2x+ 100) có chu kì khác π.

Câu 15:Hàm số nào sau đây có chu kì khác 2π?

A. y= cos3x

B. sin (x/2)cos (x/2).

C. y= sin2 (x+ 2)

D. cos2(x/2+1).

Chọn C

+ Hàm số y= cos3x=1/4 (cos3x+3cosx)

Do y= cos 3x có chu kì T1 = 2π/3 và y= 3cosx có chu kì là T2 = 2π

⇒ hàm số y= cos3x có chu kì là 2π (là bội chung nhỏ nhất của T1 và T2).

+Hàm số y=sin (x/2)cos (x/2)=1/2sinx có chu kì là T= 2π/1= 2π.

+ Hàm số y= sin2 (x+ 2)=1/2-1/2cos (2x+4) có chu kì là T= 2π/2 = π

+ Hàm số y=cos2(x/2+1)= 1/2+1/2cos (x+2) có chu kì là T= 2π.

Câu 16:Hai hàm số nào sau đây có chu kì khác nhau?

A. y= 2cosx và y= cot (x/2).

B. y= - 3sinx và y= tan2x

C. y= sin (x/2) và y= cos (x/2).

D. y= 2tan (2x -10) và y= cot (10- 2x)

Chọn B

+ Hai hàm số y= 2cosx và y= cot (x/2) có cùng chu kì là 2π.

+ Hai hàm số y= - 3sinx có chu kì là 2π, hàm số y= tan2x có chu kì là π/2.

+ Hai hàm số y= sin (x/2) và y= cos (x/2) có cùng chu kì là 4π.