Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Bài tập trắc nghiệm Phản ứng đốt cháy - Chuyên đề Hóa 11

Bài tập trắc nghiệm Phản ứng đốt cháy - Chuyên đề Hóa 11

Bài tập trắc nghiệm Phản ứng đốt cháy

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic được mol CO2 = mol H2O. X gồm

A. 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức.

B. 1 axit no, 1 axit chưa no.

C. 2 axit đơn chức no mạch vòng

D. 2 axit no, mạch hở đơn chức.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn axit cacboxylic A bằng lượng vừa đủ O2 được hỗn hợp (khí và hơi) có tỉ khối so với H2 là 15,5. Cho biết A là axit gì?

A. đơn chức no, mạch hở

B. đơn chức có 1 nối đôi (C = C), mạch hở.

C. đa chức no, mạch hở.

D. axit no, mạch hở, hai chức.

Câu 3: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit A thu được 2 thể tích CO2 đo ở cùng điều kiện, A là?

A. HCOOH.

B. HOOCCOOH.

C. CH3COOH.

D. B và C đúng.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một axit hữu cơ no A thu được 1,62 gam H2O. Cho biết A là chất gì?

A. C3H7COOH.

B. C2H5COOH.

C. HCOOH.

D. CH3COOH.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit đơn chức cần V lít O2 ở đktc, thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Tính giá trị của V?

A. 6,72 lít.

B. 8,96 lít.

C. 4,48 lít.

D. 5,6 lít.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam một axit E no, mạch thẳng thu được 4,032 lít CO2 (đkc) và 2,7 gam H2O. Tìm công thức cấu tạo của E.

A. CH3COOH.

B. C17H35COOH.

C. HOOC (CH2)4COOH.

D. CH2=C (CH3)COOH.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36g và bình 2 tăng 0,88g. Tìm công thức phân tử của axit hữu cơ đó.

A. C2H4O2

B. C3H6O2

C. C5H10O2

D. C4H8O2.

Câu 8: Đốt cháy 4,09g hỗn hợp A gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic người ta thu được 3,472 lít khí CO2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp.

A. HCOOH và CH3COOH

B. CH3COOH và C2H5COOH

C. C2H5COOH và (CH3)2CHCOOH

D. C2H5COOH và CH3CH2CH2COOH.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam một axit hữu cơ A no, sản phẩm sau phản ứng được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca (OH)2 dư thì thu được 50g kết tủa và khối lượng bình tăng lên 29,2 gam. Mặt khác, để trung hoà 0,15 mol A thì cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tìm công thức cấu tạo của A biết A có cấu tạo mạch thẳng.

A. HOOCCH2CH2COOH

B. HOOCCH (CH3)COOH

C. CH3–COOH

D. HOOC–COOH

Câu 10: Trung hòa 5,3 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 7,5 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích O2 (đktc) cần dùng là bao nhiêu?

A. 1,12 lít.

B. 5,04 lít.

C. 4,48 lít.

D. 2,24 lít.

Đáp án

1. D2. A3. D4. B5. A
6. C7. D8. B9. A10. B

Hướng dẫn giải:

Câu 2:

Ta có: nCO2 = nH2O

=> A là axit no, đơn chức mạch hở.

Đáp án đúng là: A

Câu 4:

Ta có: nH2O = 1,62/18 = 0,09 mol

=> nA = 0,09/n

=> MA = 74/3

=> n = 3

Vậy A là: C2H5COOH.

Câu 5:

Ta có: no (O2) = 0,3.2 + 0,2 – 0,1.2 = 0,6

=> nO2 = 0,3

=> V = 6,72 lít

Câu 6:

Ta có: nCO2 = 0,18 mol; nH2O = 2,7/18 = 0,15 mol;

nCO2 > nH2O; E no đa chức mạch thẳng; nE = 0,03 mol

=> ME = 146

Vậy công thức cấu tạo của E là: HOOC (CH2)4COOH.

Câu 7:

Ta có: nCO2 = nH2O = 0,02 mol

=> axit no, đơn chức CnH2nO2

=> naxit = 0,02/n

=> Maxit = 22n

=> n = 4

Vậy công thức phân tử của axit hữu cơ đã cho là: C4H8O2.

Câu 8:

Ta có: nCO2 = 0,155 mol; nA = 0,155/n̅

=> MA = 26,4n

=> n̅ = 2,6

Vậy công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp là: CH3COOH và C2H5COOH

Câu 10:

Ta có: nX = (7,5-5,3)/22 = 0,1 mol;

=> Mx = 5,3/0,1 = 53

=> n̅ = 1,5

=> nO2 = 1,5.1,5.0,1 = 0,225 mol

=> V = 5,04 lít