Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Đồng đẳng, đồng phân và độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ - Chuyên đề Hóa 11

Đồng đẳng, đồng phân và độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ - Chuyên đề Hóa 11

I. Phương pháp giải

- Cần nắm chắc kiến thức về đồng đẳng – đồng phân.

- Xác định độ bất bão hòa của phân tử hợp chất hữu cơ qua công thức:

Xét công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có dạng: CxHyOzNtClu

Đọ bất bão hòa: Δ = (2x + 2 - y + t - u) / 2

II. Ví dụ

Bài 1: Thế nào là đồng đẳng? đồng phân? Cho ví dụ minh họa.

Bài giải:

- Đồng đẳng: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng.

Ví dụ: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH thuộc cùng dãy đồng đẳng của ancol.

- Đồng phân: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Ví dụ: C2H5OH và CH3OCH3

Bài 2: Xác định số liên kết đôi trong phân tử dưới đây:

a. Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba.

b. Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Biết licopen ở dạng mạch hở.

Bài giải:

a. Độ bất bão hòa của phân tử C20H30O là: Δ = (20.2-30+2)/2 = 6

Mà Δ = số Π + số vòng; phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba.

Vậy số liên kết đôi của phân tử là: 6 - 1 = 5

b. Độ bất bão hòa của phân tử C40H56 là: Δ = (40.2 - 56 + 2)/2 = 13

Mà Δ = số Π + số vòng; phân tử C20H30O, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử.

Vậy số liên kết đôi của phân tử là: 13