Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Phản ứng cộng H2 của anken - Chuyên đề Hóa 11

Phản ứng cộng H2 của anken - Chuyên đề Hóa 11

Phản ứng cộng H2 của anken

I. Phương pháp giải

PTPƯ:

CnH2n + H2 → CnH2n+2

+ Tỉ lệ phản ứng luôn là 1: 1

+ Khối lượng trước và khối lượng sau phản ứng luôn bằng nhau

+ Số mol sau phản ứng luôn giảm (vì mất H2) => nH2 p/ứ = nban đầu - nsau

II. Ví dụ

Bài 1: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước Br2; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Tìm công thức cấu tạo của anken đó.

Bài giải:

Gọi số mol của hỗn hợp X là 1 mol.

Ta có: M ̅X = 9,1.2 = 18,2 => mX = 18,2.1 = 18,2 g = mY

Mà: M ̅Y = 13.2 = 26 => nY = 18,2/26 = 0,7 mol

=> nH2 p/ư = 1 – 0,7 = 0,3 mol = nanken

=> nH2 ban đầu = 0,7 mol

Manken = (18,2-0,7.2)/0,3 = 14n

=> n = 4

=> Công thức phân tử của anken là C4H8

Anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất.

=> Công thức cấu tạo của anken là: CH3-CH=CH-CH3.

Bài 2: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hoá?

A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%

Bài giải:

Ta có: M ̅X = 4.3,75 = 15

Phản ứng cộng H2 của anken ảnh 1

Vậy hiệu suất tính theo anken hoặc H2 đều được nên

Giả sử: nX = 1mol => mX = 15.1 = 15 g = mY

Mà M ̅Y = 5.4 = 20 => nY = 15/20 = 0,75 mol

=> nH2 = 1 – 0,75 = 0,25 mol

=> H = 0,25/0,5.100% = 50 %

Vậy đáp án đúng là C. 50 %