Độ rượu – điều chế - nhận biết - Chuyên đề Hóa 11
Độ rượu – điều chế - nhận biết
I. Phương pháp giải
- Độ rượu (ancol) là thể tích (cm3, ml) của ancol nguyên chất trong 100 thể tích (cm3, ml) dung dịch ancol.
- Muốn tăng độ rượu: Thêm ancol nguyên chất vào dung dịch;
- Muốn giảm độ rượu: Thêm nước vào dung dịch ancol.
- Nhận biết glixerol bằng đồng hidroxit tạo phức màu xanh.
II. Ví dụ
Bài 1: Cho 20ml cồn tác dụng với Na dư thì thu được 0,16 g H2 (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml). Xác định độ rượu trong loại cồn trên?
Bài giải:
Ta có phương trình phản ứng như sau:
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2
Số mol H2 sinh ra: nH2 = 0,16/2 = 0,08 mol
Số mol ancol là: nancol = 0,08.2 = 0,16 mol
Khối lượng ancol: mancol = 0,16.46 = 7,36 g
Thể tích dung dịch ancol etylic là:
Vancol = 7,36/0,8 = 9,2 ml
=> Độ rượu trong loại cồn trên là: 9,2.100/20 = 460
Bài 2: Tính khối lượng glucozo cần lấy để điều chế a lit ancol etylic 450 biết D = 0,8g/ml và hiệu suất phản ứng điều chế là 75%. Lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 1 lit dung dịch Ca (OH)2 1M thu được 60 gam kết tủa. Tính giá trị của a?
Bài giải:
Phương trình phản ứng:
C6H12O6→ 2CO2 + 2C2H5OH
nCa (OH)2 = 1 mol; nCaCO3 = 0,6 mol
=> nCa (HCO3)2 = 1 - 0,6 = 0,4 mol
Vậy số mol CO2 sinh ra từ phản ứng lên men là:
nCO2 = 0,6 + 0,4.2 = 1,4 mol
Theo phương trình phản ứng ta có:
nancol = nCO2 = 1,4 mol
Khối lượng ancol: mancol = 1,4.46 = 64,4 g
Vancol = 64,4/0,8 = 80,5 ml
Giá tri của a = 80,5.100/45 = 178,9 ml
Khối lượng glucozo cần lấy là:
mglucozo = 1,4.100.180/75.2 = 168 g
Bài trước: Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cháy - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Bài tập trắc nghiệm Độ rượu – điều chế - nhận biết - Chuyên đề Hóa 11