Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên - Chuyên đề Hóa 11

Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên - Chuyên đề Hóa 11

Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên

I. Phương pháp giải

- Học sinh cần nắm chắc các kiến thức về:

+ Khái niệm dầu mỏ, các phương pháp chưng cất và điều chế dầu mỏ.

+ Thành phần của khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.

II. Ví dụ

Bài 1: Nêu khái niệm dầu mỏ? Các phương pháp điều chế dầu mỏ?

Bài giải:

- Khái niệm: Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.

- Cách chế biến dầu mỏ: Dầu mỏ được chế biến bằng phương pháp hóa học:

+ Rifominh

+ Cracking

Bài 2: Sau khi chưng cất phân đoạn dầu mỏ thu được 15% xăng, 25% dầu diazen và 40% dầu mazut. Đem cracking tiếp:

- Dầu diazen thu được thêm 40% xăng và 20% anken

- Dầu mazut thu được thêm 35% xăng và 15% anken.

Vậy từ 1 tấn dầu mỏ sẽ thu được thêm bao nhiêu xăng và bao nhiêu anken?

Bài giải:

Khi chưng cất phân đoạn 1 tấn dầu mỏ:

Khối lượng xăng, dầu điazen và dầu mazut là:

mxăng = 1.15/100 = 0,15 tấn

mđiazen = 1.25/100 = 0,25 tấn

mmazut = 1.40/100 = 0,4 tấn

Đem cracking tiếp thì khối lượng xăng và anken thu được như sau:

mxăng = 0,15 + 0,25.40/100 + 0,4.35/100 = 0,39 tấn

manken = 0,25.20/100 + 0,4.40/100 = 0,21 tấn