Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Bài tập trắc nghiệm Bài tập về phản ứng trung hoà - Chuyên đề Hóa 11

Bài tập trắc nghiệm Bài tập về phản ứng trung hoà - Chuyên đề Hóa 11

Bài tập trắc nghiệm Bài tập về phản ứng trung hoà

Câu 1: Cho 11,84 gam một axit hữu cơ đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15,36 gam muối khan. Cho biết tên của Axit hữu cơ đó?

A. Axit axetic

B. Axit propionic

C. Axit acrylic

D. Axit fomic

Câu 2: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Tìm công thức cấu tạo của X.

A. CH2=CH-COOH

B. CH3COOH.

C. HC≡C-COOH.

D. CH3-CH2-COOH

Câu 3: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Tìm công thức phân tử của X.

A. C2H5COOH.

B. CH3COOH.

C. HCOOH.

D. C3H7COOH.

Câu 4: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau, phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. 2 axit trong hồn hợp X là gì?

A. C2H4O2 và C3H4O2

B. C2H4O2 và C3H6O2

C. C3H4O2 và C4H6O2

D. C3H6O2 và C4H8O2.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho a gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 15 gam hỗn hợp 2 muối hữu cơ khan. Tìm công thức cấu tạo của 2 axit đó.

A. CH3COOH và C2H5COOH.

B. C2H5COOH. và C3H7COOH

C. C3H7COOH và C4H9COOH

D. C3H5COOH và C4H7COOH

Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Trung hoà 8,3 gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,6 gam muối khan. Mặt khác, nếu cho 8,3 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 21,6 gam bạc. Tìm công thức của 2 axit đã cho trong hỗn hợp X.

A. HCOOH; C2H5COOH

B. HCOOH; CH3COOH

C. C2H5COOH; C3H7COOH

D. CH3COOH; C2H5COOH

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và 2 axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng số mol hai axit cacboxylic không no trong m gam X là bao nhiêu?

A. 0,1 mol

B. 0,15 mol

C. 0,2 mol

D. 0,25 mol

Câu 8: Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ đơn chức tác dụng với một lượng vừa đủ Na2CO3 sinh ra 2,24 lít khí CO2 ở đktc. Tính khối lượng muối thu được.

A. 17,6

B. 19,2

C. 21,2

D. 29,1

Câu 9: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan. Tính khối lượng chất rắn khan đó?

A. 8,64g

B. 6,84g

C. 4,9g

D. 6,8g

Câu 10: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam Br2. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Tính khối lượng của CH2=CH-COOH có trong hỗn hợp X.

A. 0,72 gam.

B. 1,44 gam.

C. 2,88 gam.

D. 0,56 gam.

Đáp án:

1. B2. B3. B4. B5. B
6. B7. B8. B9. D10. A

Hướng dẫn giải:

Câu 1:

Ta có: naxit = (15,36-11,84)/22 = 0,16 mol

=> Maxit = 11,84/0,16 = 74

=> Vậy axit hữu cơ đó là: C2H5COOH

Câu 2:

Ta có: nX = (7,28-5,76)/38 = 0,04 mol;

MX = 5,76/0,04.2 = 72

=> Công thức cấu tạo của X là: CH2=CH-COOH

Câu 3:

Ta có: naxit = nH2O (3,6+0,06.40+0,06.56-8,28)/ (18) = 0,06 mol;

MX = 3,6/0,06 = 60

=> Công thức phân tử của X là CH3COOH.

Câu 5:

Ta có: nmuối = nNaOH = 0,15 mol

=> Mmuối = 100

=> n̅ = 2,3

=> Công thức cấu tạo của 2 axit đã cho là: CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 7:

Ta có: nX = 0,3 mol

=> mX = 25,56 – 0,3.22 = 18,96;

Gọi nCO2= x và nH2O = y mol

=> 44x + 18 y = 40,08 (1)

mX = 18,96 = 12x + 2y + 0,6.16

=> 12x + 2y = 9,36 (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,69 và y = 0,54

=> Số mol 2 axit không no = 0,69 – 0,54 = 0,15 mol

Câu 9:

Ta có: nNaOH = 0,6.0,1 = 0,06 mol;

=> mmuối = 5,48 + 0,06.22 = 6,8 g

Vậy khối lượng chất rắn khan thu được là 6,8 g.

Câu 10:

Gọi số mol của CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO lần lượt là: x, y, z;

Ta có:

x + y + z = 0,04 (1);

x + 2z = 6,4/160 = 0,04 (2);

x + y = 0,03 (3);

Từ (1), (2) và (3) => x = 0,02, y = 0,01 và z = 0,01;

=> mCH2=CH-COOH = 0,01.72 = 0,72 g

=> Vậy khối lượng của CH2=CH-COOH có trong hỗn hợp X là 0,72 g.