Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Phản ứng oxi hóa - Chuyên đề Hóa 11

Phản ứng oxi hóa - Chuyên đề Hóa 11

Phản ứng oxi hóa

I. Phương pháp giải

- Oxi hóa hoàn toàn:

CnH2n-6 + (3n - 3)/2 O2 → n CO2 + (n - 3) H2O

nHR = (nH2O - nCO2)/3

- Oxi hóa không hoàn toàn:

+ Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường và cả ở điều kiện đun nóng.

+ Ankyl benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường nhưng làm mất màu dung dịch thuốc khi đun nóng.

PTPƯ:

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O

II. Ví dụ

Bài 1: Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất A, người ta thu được 2,52 lít khí CO2 (đktc).

a. Xác định công thức phân tử của A.

b. Viết các công thức cấu tạo của A và gọi tên.

c. Khi A tác dụng với Br2 có chất xúc tác là Fe và nhiệt độ thì một nguyên tử H đính với vòng benzen bị thay thế bởi Br, tạo ra dẫn xuất monobrom duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của A.

Bài giải:

a. Gọi công thức phân tử của A là: CnH2n–6

Đốt cháy A ta có PTPƯ như sau:

CnH2n–6 + O2 → nCO2 + (n-3)H2O

Ta thấy: Cứ (14n -6)g A tạo ra n mol CO2

Cứ 1,5 g A tạo ra 0,1125 mol CO2

Phản ứng oxi hóa ảnh 1

Vậy công thức phân tử của A là: C9H12

b. c. A có các công thức cấu tạo như sau:

Phản ứng oxi hóa ảnh 2