Bài tập trắc nghiệm Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan - Chuyên đề Hóa 11
Bài tập trắc nghiệm Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan
Câu 1: Phương trình: S2- + 2H+ → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng nào?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑.
B. 2NaHSO4 + 2Na2S → 2Na2SO4 + H2S↑
C. 2HCl + K2S → 2KCl + H2S↑.
D. BaS + H2SO4 → BaSO4↓ + H2S↑.
Câu 2: Phương trình ion rút gọn: H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O tương ứng với phương trình hóa học dạng phân tử nào sau đây?
(1) 2HCl + Na2CO3 → 2 NaCl + CO2 ↑ + H2O
(2) 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2 H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
(4) Ca (HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (2), (4) D. (1), (3)
Câu 3: Không thể có dung dịch chứa đồng thời các ion
A. Ba2+, OH-, Na+, SO42-
B. K+, Cl-, OH-, Ca2+.
C. Ag+, NO3-, Cl-, H+
D. A và C đúng.
Câu 4: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cu2+, OH-, NO3-
B. Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-
C. Na+, Ca2+, HCO3-, OH-
D. Fe2+, H+, OH-, NO3-
Câu 5: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa;
+ Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là bao nhiêu? (Biết quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi).
A. 3,73 gam. B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam.
Câu 6: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, SO42-, CO32-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tổng khối lượng muối có trong 200 ml dung dịch X là bao nhiêu?
A. 23,8 gam B. 4,76 gam C. 9,52 gam D. 47,6 gam
Câu 7: Cho 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1M tác dụng với dung dịch Ba (OH)2 dư, lọc lấy kết tủa, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
A. 101,2 gam B. 8 gam C. 116,8 gam D. 103 gam
Câu 8: Cho 1 lượng dư dung dịch AgNO3 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M, NaCl 0,1M, NaBr 0,05M. Khối lượng kết tủa thu được là?
A. 3,01 gam B. 2,375 gam C. 2,875 gam D. 3,375 gam
Câu 9: Cho hỗn hợp chất rắn A gồm KCl và KBr tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Lượng kết tủa sinh ra khi làm khô có khối lượng bằng lượng AgNO3 đã phản ứng. Thành phần % khối lượng KCl trong hỗn hợp A là bao nhiêu?
A. 75% B. 29,84% C. 70,16% D. 25%
Câu 10: Lấy m gam hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3 và K2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 6,99 gam kết tủa. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với NaOH dư thì thu được 1,07 gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 4,61 gam B. 4,32 gam C. 4,2 gam D. 4,02 gam
Đáp án
1. C | 2. B | 3. D | 4. B | 5. C |
6. D | 7. A | 8. B | 9. B | 10. A |
Hướng dẫn giải:
Câu 5:
Ta có: nNH4+ = nNH3 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
nFe3+ = 1,07/107 = 0,01 mol; nSO42- = 4,66/233 = 0,02 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
3.0,01 + 0,03 = 2.0,02 +x
=> x = 0,02
m = 0,01.56 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5 = 3,73 gam
Khối lượng muối khan trong dung dịch X là: 3,73 x 2 = 7,46 gam
Câu 6:
Ta có:
nCO32- = 2,24/22,4 = 0,1 mol; nBaSO4 = (43-0,1.197)/233 = 0,1 mol
=> nSO42- = 0,1 mol; nNH4+ = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
x + 0,2 = 2.0,1 + 2.0,1
=> x = 0,2 mol
m = (0,2.23 + 0,2.18 + 0,1.96 + 0,1.60) = 47,6 gam
Câu 7:
Ta có: mChất rắn = mCuO + mBaSO4 = 80.0,1 + 233.0,4 = 101,2 gam
Câu 8:
Khối lượng kết tủa thu được là:
m = 0,01. (108 + 35,5) + 0,005. (108 + 80) = 2,375 gam
Câu 10:
Ta có: nBaSO4 = 6,99/233 = 0,03 mol
Gọi số mol của Fe2(SO4)3 và K2SO4 lần lượt là x, y.
Ta có: 3x + y = 0,03 (1)
nFe (OH)3 = 0,01 => 2x = 0,01
=> x= 0,005 mol
=> y = 0,015 mol
Vậy giá trị của m là:
m = 0,005.400 + 0,015.174 = 4,61 gam.
Bài trước: Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Phản ứng thủy phân của muối - Chuyên đề Hóa 11