Oxit kim loại tác dụng với HNO3 - Chuyên đề Hóa 11
Oxit kim loại tác dụng với HNO3
I. Phương pháp giải
- Sử dụng phương pháp quy đổi hỗn hợp các oxit kim loại về nguyên tố đơn giản.
- Sử dụng kết hợp định luật bảo toàn electron và định luật bảo toàn nguyên tố để giải toán
+ Đối với oxit sắt: Nếu trong một hỗn hợp nFeO = nFe2O3 thì coi hỗn hợp FeO, Fe2O3 là Fe3O4
+ Nếu một bài toán có nhiều quá trình oxi hóa khử chúng ta chỉ cần để ý đến số oxi hóa của nguyên tố đó trước và sau phản ứng, sau đó dùng định luật bảo toàn e áp dụng chung cho cả bài toán.
II. Ví dụ
Bài 1: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 46,4 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 8,96 lít (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chứa m1 gam muối nitrat.
a. Tính giá trị của m và m1?
b. Số mol của HNO3 đã phản ứng là bao nhiêu?
Bài giải:
Fe + O2 → crX + HNO3 to→ Fe3+ + NO
Trong quá trình phản ứng xảy ra sự trao đổi e của Fe, N, O
a. Theo định luật bảo toàn e ta có:
m/56.3= (46,4-m)/32.4 + 0,4.3
=> m = 39,2 gam
Khối lượng muối thu được: m1 = mFe (NO3)3 = 0,7.242 = 169,4 gam
b. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
n = nNO3- tạo muối + nNO = 0,7.3 + 0,4 = 2,5 mol
Bài 2: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Cu, Ag) trong oxi một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối. Tính khối lượng muối tạo thành và mol HNO3 phản ứng?
Bài giải:
Số mol NO3- tạo muối là:
nNO3- tạo muối = 3. nNO = 0,03.3 = 0,09 mol
Khối lượng muối tạo thành là:
m = mX + mNO3-- tạo muối = 2,23 + 0,09.62 = 7,81 gam
Số mol oxi tham gia phản ứng là:
nO2 = (2,71-2,23)/32 = 0,015 mol
=> nO = 0,03 mol
Số mol HNO3 đã phản ứng là:
n = 4. nNO + 2. nO = 0,18 mol
Bài trước: Bài tập trắc nghiệm Kim loại tác dụng với HNO3 - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Bài tập trắc nghiệm Oxit kim loại tác dụng với HNO3 - Chuyên đề Hóa 11