Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy) - Chuyên đề Hóa 11

Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy) - Chuyên đề Hóa 11

Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy)

I. Phương pháp giải

Phản ứng đốt cháy có dạng ankan:

Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy) ảnh 1

=> Ankan khi cháy cho nCO2 < nH2O

nankan = nH2O – nCO2; nO2pu = nH2O + 1/2nCO2; mankan = mC + mH

* Nếu có hỗn hợp gồm hai ankan:

CnH2n+2: x mol

CmH2m+2: y mol

Gọi công thức trung bình của hai ankan là:

II. Ví dụ

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon A (là chất khí, đkc) rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 chứa NaOH dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8g và khối lượng bình 2 tăng 3,52 gam. Xác định công thức phân tử của A.

Bài giải:

Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O

=> nH2O = 1,8/18 = 0,1 mol

Khối lượng bình 2 tăng là khối lượng của CO2

=> nCO2 = 3,52/44 = 0,08 mol

Nhận thấy: nCO2 < nH2O => hidrocacbon là ankan;

Số mol ankan là nankan = 0,1 – 0,08 = 0,02 mol

Phương trình phản ứng:

Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy) ảnh 1

→ n = 0,08/0,02 = 4

Vậy công thức phân tử của A là: C4H10

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,8g hỗn hợp khí X gồm: ankan A và CH4, sản phẩm cháy dẫn vào bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng 1000 ml Ba (OH)2 0,5M. Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 12,6g.

a. Tìm công thức phân tử của A, biết VA: VCH4 = 2: 3.

b. Tính khối lượng các chất trong X.

c. Tính khối lượng muối tạo thành.

Bài giải:

Ta có: VA: VCH4 = 2: 3

=> nA : nCH4 = 2x: 3x

Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O: nH2O = 12,6/18 = 0,7 mol

a. Gọi công thức phân tử của ankan là A là: CnH2n+2

Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy) ảnh 1

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Ta có: (14n + 2).2x + 16.3x = 6,8 (1);

(n + 1).2x + 6x = 0,7 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,05 và nx = 0,15 => n = 3

Vậy công thức phân tử của A là C3H8

b. Khối lượng của mỗi an kan trong hỗn hợp X là:

mC3H8 = 2.0,05.44 = 4,4 gam

=> mCH4 = 6,8 – 4,4 = 2,4 gam

c. Số mol CO2 tạo thành là nCO2 = 2.0,15 + 3.0,05 = 0,45 mol

Số mol Ba (OH)2 là: nBa (OH)2 = 1.0,5 = 0,5 mol

T = 1/0,25 = 2,22

=> Chỉ tạo muối BaCO3

Khối lượng muối tạo thành: mBaCO3 = 0,45.197 = 88,65 gam