Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Sử dụng định luật bảo toàn điện tích - Chuyên đề Hóa 11

Sử dụng định luật bảo toàn điện tích - Chuyên đề Hóa 11

Sử dụng định luật bảo toàn điện tích

I. Phương pháp giải

Nguyên tắc giải: Trong dung dịch tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Vì vậy => Tổng mol điện tích dương bằng tổng mol điện tích âm.

II. Ví dụ

Bài 1: Cho 500 ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau:

Na+ 0,6M; SO42-0,3M; NO3- 0,1M; K+ aM.

a) Tính a?

b) Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X.

c) Nếu dung dịch X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào? Tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để thu được 1 lít dung dịch có nồng độ mol của các ion như trong dung dịch X.

Bài giải:

a) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,6.1 + a = 0,3.2 + 0,1.1

=> a = 0,1

b) Gọi m là khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X, ta có:

m = mNa+ + mK+ + mNO3- + mSO42- = 0,3.23 + 0,05.39 + 0,05.62 + 0,15.96 = 26,35 g.

c. Dung dịch X được tạo từ 2 muối, đó là 2 muối Na2SO4 và KNO3

+) mNa2SO4 = 142.0,3 = 42,6 gam;

+) mKNO3 = 0,1.101 = 10,1 gam.

Bài 2: Trong 2 lít dung dịch A chứa 0,2 mol Mg2+; x mol Fe3+; y mol Cl- và 0,45 mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 79 gam muối khan.

a) Tính giá trị của x và y?

b) Biết rằng để thu được A người ta đã hòa tan 2 muối vào nước. Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong A.

Bài giải:

a) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

2.0,2 + 3. x = 2.0,45 + y hArr; 3x – y = 0,5 (1)

Cô cạn dung dịch được 79 gam muối khan:

0,2.24 + 56. x + 35,5. y + 0,45.96 = 79

⇔ 56x + 35,5y = 31 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,3 và y = 0,4.

b) Dung dịch A có 2 muối là: Fe2(SO4)3 và MgCl2

CM(Fe2(SO4)3) = 0,15 M; CM(MgCl2) = 0,2 M