Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anken - Chuyên đề Hóa 11
Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anken
I. Phương pháp giải
- Cần nắm chắc cách gọi tên của anken:
Tên thông thường: Tên ankan – an + ilen
Tên thay thế:
Có thể gọi tên theo cách sau:
+ Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi
+ Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi hơn.
Gọi tên như sau: Vị trí nhánh –> tên nhánh –> tên C mạch chính –> vị trí liên kết đôi –> en
- Phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học:
+ Đồng phân cấu tạo gồm có: Đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch cacbon.
+ Đồng phân hình học:
; R1# R2; R3#R4; R1> R2 và R3 > R4 => Đồng phân cis và ngược lại đồng phân trans.II. Ví dụ
Bài 1: Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên anken C5H10.
Bài giải:
Có 5 đồng phân cấu tạo anken của C5H10 như sau:
+) CH2=CH-CH2CH2-CH3 (pent-1-en);
+) CH3CH=CHCH2-CH3 (pent-2-en);
+) CH2=CH-CH (CH3)-CH3 (3-metylbut-2-en);
+) CH2=C (CH2)CH2-CH3 (2-metylbut-1-en);
+) CH3CH=CH (CH3)-CH3 (2-metylbut-2-en)
Bài 2: Cho các chất: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); 3-metylbut-2-en (5). Viết công thức cấu tạo của các chất trên. Cho biết những chất nào là đồng phân của nhau?
Bài giải:
Công thức cấu tạo của các chất đã cho như sau:
(1) CH2=C (CH2)CH2-CH3;
(2) CH2=CH-C (CH3)2-CH3;
(3) CH2=CH-CH (CH3)CH2-CH3;
(4) CH3CH=C (CH3)CH2-CH3;
(5) CH2=CH-CH (CH3)-CH3
Ta có: (1) và (5); (2), (3) và (4) là đồng phân của nhau.
Bài trước: Ankin - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anken - Chuyên đề Hóa 11