Phản ứng đốt cháy của anken - Chuyên đề Hóa 11
Phản ứng đốt cháy của anken
I. Phương pháp giải
• Khi đốt cháy một hay nhiều hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng ta tính được:
nCO = nH2O hoặc nO2 = 1,5nCO2 = 1,5nH2O
Các hiđrocacbon đó là anken hay xicloankan.
• Đốt cháy hỗn hợp ankan + anken (xicloankan) thì
nCO2 < nH2O hoặc nO2 > 1,5nCO2 và nankan = nH2O - nCO2 = 2 (nO2 - 1,5nCO2)
II. Ví dụ
Bài 1: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và H2O có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam.
a. Tìm công thức phân tử của 2 anken đó?
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi anken trong hỗn hợp X.
Bài giải:
a. Ta có:
44.0,1. n ̅ - 18.0,1. n ̅ = 6,76
=> n ̅ = 2,6 mol
Vậy công thức phân tử của 2 anken đó là: C2H4 và C3H6
b. Áp dụng sơ đồ đường chéo, ta có:
Số mol của C2H4 và C3H6 là:
nC2H4 = 0,1.2/5 = 0,4 mol;
nC3H6 = 0,1.3/5 = 0,6 mol
Phần trăm khối lượng của mỗi anken là:
%mC2H4 = 0,4.28/ (0,4.28+0,6.42).100% = 30,8%
%mC3H6 = 100% - 30,8% = 69,2%
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít đkc 1 hiđrocacbon X mạch hở, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua dung dịch axit H2SO4 và dung dịch Ca (OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình đựng dung dịch axit H2SO4 tăng 5,4g, bình đựng dung dịch Ca (OH)2 có 30g kết tủa. Tìm công thức phân tử của X.
Bài giải:
Số mol X là:
nX = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Khối lượng bình đựng dung dịch axit H2SO4 tăng chính là khối lượng của H2O.
Vậy, ta có: mH2O = 5,4 gam
=> nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol
Số mol CO2 là:
nCO2 = nCaCO3 = 30/100 = 0,3 mol
Ta thấy: nH2O = nCO2 => Hidrocacbon X là anken
Phương trình đốt cháy như sau:
CnH2n + 3n/2O2 → nCO2 + nH2O
Có: 0,1. n = 0,3
=> n = 3.
Vậy công thức phân tử của X là: C3H6
Bài trước: Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cộng H2 của anken - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Bài tập trắc nghiệm Phản ứng đốt cháy của anken - Chuyên đề Hóa 11