Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Bài tập trắc nghiệm Kim loại tác dụng với HNO3 - Chuyên đề Hóa 11

Bài tập trắc nghiệm Kim loại tác dụng với HNO3 - Chuyên đề Hóa 11

Bài tập trắc nghiệm Kim loại tác dụng với HNO3

Câu 1: Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3, thu được sản phẩm khử X. X không thể là chất nào sau đây?

A. NO B. N2 C. NH4NO3 D. N2O5

Câu 2: Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Fe, Al, Cr B. Cu, Ag, Cr C. Al, Fe, Cu D. Mn, Ni, Al

Câu 3: Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 loãng, không thấy có khí thoát ra. Kết luận nào sao đây là đúng?

A. Al không phản ứng với dung dịch HNO3 loãng

B. Al bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 loãng

C. Al phản ứng với HNO3 tạo ra muối amoni

D. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng

A. không có hiện tượng gì

B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra

C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra

D. dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.

Câu 5: Cho Mg tác dụng với dd HNO3 loãng tạo khí N2O (là sản phẩm khử duy nhất). Tổng các hệ số trong phương trình hoá học là?

A. 18 B. 13 C. 24 D. 10

Câu 6: Hòa tan 38,4 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là?

A. 13,44 B. 8,96 C. 4,48 D. 17,92

Câu 7: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,2 mol Zn bằng 500 ml dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch A và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dung dịch A thu m gam muối. Giá trị của m là?

A. 51,9 g B. 66,1 g C. 59,1 g D. 61,6 g

Câu 8: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 18 (không còn sản phẩm khử nào khác) và dung dịch Y chứa a gam muối nitrat. Giá trị của m là?

A. 21,6 B. 97,2 C. 64,8 D. 194,4

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dung dịch HNO3 12,6% (vừa đủ) thu được V lit N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch Y chứa 154,95 gam muối tan. Giá trị của V là?

A. 3,36 B. 5,04 C. 4,48 D. 6,72

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm (21,6 gam Ag và 32 gam Cu) trong HNO3 loãng dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm (NO2 và NO), biết tỉ khối hơi của Z so với H2 là 21 (không còn sản phẩm khử nào khác) và dung dịch Y. Giá trị của V là?

A. 17,92 B. 13,44 C. 20,16 D. 15,68

Đáp án

1. D2. A3. C4. D5. D
6. B7. B8. C9. A10. A

Hướng dẫn giải:

Câu 6:

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:

nNO = 38,4/64.2/3 = 0,4 mol

=> V = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Câu 7:

Sản phẩm khử là NH4NO3 => nNH4NO3 = (0,1.3 + 0,2.2)/8 = 0,7/8 mol

m = mAl (NO3)3 + mZn (NO3)2 + mNH4NO3 = 0,1.213 + 0,2.189 + (0,7/8).80 = 66,1 gam

Câu 8:

Ta có: MX = 18.2 = 36 => nN2O/nN2 = 1/1

=> nN2 = nN2O = 0,4; nAl = (10nN2 + 8nN2O)/3 = 2,4 mol; m = 2,4.27 = 64,8 gam

Câu 9:

mAl (NO3)3 = 8,1.213/27 = 63,9 gam

mZn (NO3)3 = 29,25.189/65 = 85,05 gam

my = mAl (NO3)3 + mZn (NO3)3 + mNH4NO3

=> mNH4NO3 = 6 gam => nNH4NO3 = 0,075 mol

nN2O = (0,3.3+0,45.2-0,075.8)/8 = 0,15 mol

=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Câu 10:

MX = 21.2 = 42; nNO2/nNO = 3/1 = 3x/x

=> 0,2.1 + 0,5.2 = 3x + 3x

=> x = 0,2

Vậy V = 0,2.4.22,4 = 17,92 lít