Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Toán 11 (có đáp án) > Dạng 3: Ý nghĩa của đạo hàm - Chuyên đề Toán 11

Dạng 3: Ý nghĩa của đạo hàm - Chuyên đề Toán 11

A. Phương pháp giải & Ví dụ

Ý nghĩa vật lí:

Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng được xác định bởi phương trình: s = s (t) tại thời điểm to là v (to) = s’ (to)

Cường độ tức thời của điện lượng Q = Q (t) tại thời điểm to là: I (to) = Q’ (to).

Ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai

Đạo hàm cấp hai f '' (x) là gia tốc tức thời cảu chuyển động s = f (t) tại thời điểm t

Ý nghĩa hình học của đạo hàm.

Nếu tồn tại, f ' (xo) là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f (x) tại Mo(xo; f (xo)). Khi đó phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại là Mo

y - yo = f ' (xo) (x - xo)

Bài 1: Một vật rơi tự do theo phương trình s = (1/2)gt2, trong đó g ≈ 9,8 m/s2 là gia tốc trọng trường. Tính vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t = 5s

Bài giải:

Vận tốc của chuyển động là: v = (s)’ = gt

Khi đó vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t = 5s là: 9,8.5 = 49 m/s

Bài 2: Xét chuyển động có phương trình

s (t) = Asin (ω t + φ) (A, ω, φ là những hằng số).

Tìm gia tốc tức thời tại thời điểm t của chuyển động

Bài giải:

Gia tốc tức thời tại thời điểm t của chuyển động là:

a (t) = s '' (t) = (Aω cos⁡ (ω t + φ))' = -Aω2 sin⁡ (ω t + φ)

Bài 3: Một chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = (1/3)t3 - t2 + 5t, trong đó t tính bằng giây và s tính bằng mét. Gia tốc của chuyển động khi t = 4 là bao nhiêu?

Bài giải:

Gia tốc của chuyển động theo t là:

a (t) = (s (t)) '' = (t2-2t+5)' = 2t-2

Gia tốc của chuyển động khi t = 4 là: a (4) = 6 m/s2

Bài 4: Một vật rơi tự do theo phương trình s = (1/2)gt2, trong đó g ≈ 9,8 m/s2 là gia tốc trọng trường. Vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian t (t = 3s) đến t + Δ t (Δ t = 0,2s) là?

Bài giải:

Vận tốc của chuyển động tại thời điểm t là:

v (t) = (s (t))' = gt

Tại t = 3 => v = 29,4 m/s

Tại t + Δ t = 3,2s => v = 31,36 m/s

Khi đó vận tốc trung bình là: Dạng 3: Ý nghĩa của đạo hàm ảnh 1

Bài 5: Một chuyển động thẳng xác định bởi phương trình: s = 2t3+5t+2, trong đó t tính bằng giây và s tính bằng mét. Vận tốc của chuyển động khi t = 3 là?

Bài giải:

Vận tốc của chuyển động tại thời điểm t là:

v (t) = (s (t))' = 6t2 + 5

v (3) = 59 m/s

Bài 6: Một chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = t3-3t2-9t+2, trong đó: t được tính bằng giây và s được tính bằng mét. Tính gia tốc tại thời điểm vận tốc triệt tiêu.

Bài giải:

Vận tốc của chuyển động tại thời điểm t là:

v (t) = (s (t))' = 3t2 - 6t - 9

v (t) = 0

Dạng 3: Ý nghĩa của đạo hàm ảnh 2

Gia tốc của chuyển động khi t là:

a (t) = (v (t))' = 6t - 6

=> Gia tốc tại thời điểm vận tốc triệt tiêu là: a (3) = 12 m/s2

Bài 7: Một chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = t3 - 3t2 + 9t, trong đó t tính bằng giây và s tính bằng mét. Tính vận tốc tại thời điểm gia tốc triệt tiêu.

Bài giải:

Vận tốc của chuyển động tại thời điểm t là:

v (t) = (s (t))' = 3t2 - 6t + 9

Gia tốc của chuyển động khi t là:

a (t) = (v (t))' = 6t - 6

a (t) = 0 ⇔ t = 1

Ta có vận tốc tại thời điểm gia tốc triệt tiêu là v (1) = 6 m/s

B. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = t3-3t2+5t+2, trong đó t tính bằng giây và s tính bằng mét. Gia tốc của chuyển động khi t = 3 là:

A. 24 m/s2 B. 17 m/s2 C. 14 m/s2 D. 12 m/s2

Đáp án: D

Ta có gia tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t bằng đạo hàm cấp hai của phương trình chuyển động tại thời điểm t.

s ' = (t3-3t2+5t+2)' = 3t2-6t+5

s ' = 6t - 6 ⇒ s '' (3) = 12

Bài 2: Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = t3-3t2-9t+2 (t tính bằng giây; s tính bằng mét). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Vận tốc của chuyển động bằng 0 khi t = 0 hoặc t = 2

B. Vận tốc của chuyển động tại thời điểm t = 2 là v = 18 m/s

C. Gia tốc của chuyển động tại thời điểm t = 4 là a = 12 m/s2

D. Gia tốc của chuyển động bằng 0 khi t = 0

Đáp án: C

Ta có gia tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t bằng đạo hàm cấp hai của phương trình chuyển động tại thời điểm t.

s' = (t3-3t2+5t+2)' = 3t2-6t+5

s' = 6t-6 ⇒ s '' (3) = 12

Bài 3: Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = t3-3t2 (t tính bằng giây; stính bằng mét). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Gia tốc của chuyển động khi t = 4s là a = 18 m/s2

B. Gia tốc của chuyển động khi t = 4s là a = 9 m/s2

C. Vận tốc của chuyển động khi t = 3s là v = 12 m/s

D. Vận tốc của chuyển động khi t = 3s là v = 24 m/s

Đáp án: A

s' = 3t2-6t ⇒ s '' = 6t - 6

s '' (4) = 18 m/s2

Bài 4: Một chất điểm chuyển động thẳng có phương trình S = (1/2)t2 (t là thời gian tính bằng giây (s), S là đường đi tính bằng mét). Tính vận tốc (m/s) của chất điểm tại thời điểm t0 = 5 (s)

A. 5/2 B. 5 C. 25 D. 12,5

Đáp án: B

s' = v (t) = t ⇒ v (5) = 5 m/s. Đáp án B

Bài 5: Cho biết điện lượng truyền trong dây dẫn theo thời gian biểu thị bởi hàm số Q (t) = 2t2 + t, trong đó t được tính bằng giây (s) và Q được tính theo Culong (C). Tính cường độ dòng điện tại thời điểm t = 4s.

A. 13

B. 16

C. 36

D. 17

Đáp án: D

Q' (t) = I (t) = 4t + 1 ⇒ t (4) = 17. Đáp án D

Bài 6: Một chất điểm chuyển động thẳng, quãng đường đi được xác định bởi phương trình (t) = t3 - 4t2 - 2t + 1, t tính bằng giây (s), S tính bằng mét. Gia tốc (m/s2) chuyển động của chất điểm khi t = 3s là:

A. 10

B. 8

C. 18

D. 1

Đáp án: A

s' = v (t) = 3t2-8t-2, s'' = a (t) = 6t - 8 ⇒ a (3) = 10 m/s2. Đáp án A

Bài 7: Một chất điểm chuyển động thẳng, quãng đường đi được xác định bởi phương trình S = t3-5t2-9t+3, t tính bằng giây (s), S tính bằng mét. Gia tốc (m/s2) chuyển động của chất điểm khi t = 2s là:

A. 2

B. -5

C. -27

D. 22

Đáp án: A

s' = v (t) = 3t2-10t-9, s'' = a (t) = 6t - 10 ⇒ a (2) = 2 m/s2. Đáp án A

Bài 8: Tính giá trị gần đúng (chính xác đến 3 chữ số thập phân, với π ≈ 3,141) của diện tích hình tròn có bán kính bằng 4,05 m.

A. 50,570 m2

B. 50,884 m2

C. 51,52 m2

D. 52 m2

Đáp án: C

S = π. r2 = 3,141.4,052 = 51,52 m2. Đáp án C

Bài 9: Cho đường cong có phương trình y = x2 - 2x + 1. Hệ số góc của tiếp tuyến đường cong đó tại điểm có hoành độ bằng 1 là:

A. 1

B. -1

C. 0

D. 2

Đáp án: C

y’ = 2x – 2. y’ (1) = 0. Đáp án C

Bài 10: Cho đường cong có phương trình y = x4-x2+1. Tiếp tuyến của đường cong đó tại điểm có hoành độ bằng -1 đi qua điểm:

A. M (0,4)

B. M (1, -3)

C. M (-2, -1)

D. N (2, -3)

Đáp án: B

y' = 4x3-2x, y' (-1) = -2. Phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ -1 là:

y = -2 (x + 1) + 1 = -2x – 1

Vậy tiếp tuyến qua điểm M (1; -3). Đáp án B

Bài 11: Cho biết điện lượng truyền trong dây dẫn theo thời gian biểu thị bởi hàm số Q (t)= 2t2 + t, trong đó t được tính bừng giây (s) và Q được tính theo culong (C). Tính cường độ dòng điện tại thời điểm t = 2s.

A. 9

B. 10

C. 9

D. 6

Cho bài toán sau:

Một chất điểm chuyển động thẳng có phương trình S = t3-3t2+5t+3 (t là thời gian tính bằng giây (s), S là đường tính bằng mét).

Đáp án: A

Q' (t) = I (t) = 4t + 1 ⇒ t (2) = 9. Đáp án A

Bài 12: Tính vận tốc (m/s) của chất điểm tại thời điểm t0 = 2s

A. 9

B. 5

C. 9

D. 8

Đáp án: B

s' = v (t) = 3t2-6t+5 ⇒ v (2) = 5 m/s. Đáp án B

Bài 13: Tính gia tốc (m/s2) của chất điểm tại thời điểm t0 = 2s

A. 12

B. 5

C. 11

D. 6

Cho bài toán sau:

Một vật rơi tự do theo phương trình s = (1/2)gt2, trong đó g ≈ 9,8 m/s2 là gia tốc trọng trường

Đáp án: D

s'' = a (t) = 6t - 6 ⇒ a (2) = 6 m/s2. Đáp án D

Bài 14: Vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian t (t = 3s) đến t + Δ t (Δ t = 0,1s) là:

A. 30 m/s B. 29.89 m/s C. 30,56 m/s D. 30,51 m/s

Đáp án: B

Vận tốc của chuyển động tại thời điểm t là:

v (t) = (s (t))' = gt

Tại t = 3: v = 29,4 m/s

Tại t + Δ t = 3,1s: v = 30,38 m/s

Khi đó vận tốc trung bình là:

Dạng 3: Ý nghĩa của đạo hàm ảnh 3

Đáp án B

Bài 15: Vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t = 2s là:

A. 19,05 m/s B. 19 m/s C. 19,6 m/s D. 10 m/s

Đáp án: C

v (2) = 19,6 m/s. Đáp án C