Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Viết bài tập làm văn số 6 - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Viết bài tập làm văn số 6 - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đánh giá các ưu khuyết điểm trong bài viết của học sinh.
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về bố cục, câu văn, dùng từ, chính tả, cách lập luận.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chấm bài, soạn bài, chuẩn bị các nội dung nhận xét, đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nêu cách làm bài?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
- Các em đã viết bài Tập làm văn số 6, để biết được khả năng làm bài, cách thể hiện hành văn trong câu từ và cách lập luận như thế nào? Ưu và nhược điểm ra sao? Các em cần tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh phân tích đề

Hỏi: Xác định yêu cầu của đề bài? (thể loại, nội dung, lựa chọn phạm vi kiến thức)

I. Đề bài:

Suy nghĩ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn kim Lân?

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Thể loại: Văn nghị luận về 1 đoạn trích.

- Nội dung: Nhân vật ông Hai

- Phạm vi kiến thức: Đoạn trích: Truyện ngắn “Làng”.

Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết cho đề bài.

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai – một người nông dân yêu làng, yêu nước và trung thành với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

b. Thân bài:

* Ông Hai yêu và tự hào sâu sắc về quê hương, tình yêu ấy giản dị và mộc mạc như chẽ lúa, nhành khoai.

- Những biến chuyển trong suy nghĩ của ông hai trước và sau cách mạng.

+ Khi ở làng ông tự hào về vẻ giàu đẹp của làng mình, đường làng, chòi phát thanh, nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, nhất là cái sinh phần của viên tổng đốc (trước cách mạng).

+ Sau cách mạng: Ông Hai đã có những biến chuyển trong nhận thức. Ông yêu phong trào kháng chiến mạnh mẽ dồn dập ở làng, cùng anh em sẻ hào, khuôn đá, đắp ụ, làm giao thông hào....

- Theo chính sách của nhà nước, ông phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư ông Hai day dứt nhớ làng khôn nguôi. Ông say sưa kể chuyện làng cho vơi đi phần nào nỗi nhớ, ông lắng nghe tin tức kháng chiến từng ngày, gặp người ở xuôi lên là ông hỏi thăm...

- Tình yêu làng của ông Hai dược đặt vào một tình huống thử thách đầy cam go, để từ đó ông càng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng giản dị mộc mạc nhưng sâu sắc.

+ Phân tích tâm trạng ông Hai

- Tình yêu làng quê đã phát triển trong thử thách và lớn hơn đó là biểu hiện của tình yêu nước và lòng chung thành với cuộc kháng chiến với cụ Hồ.

- Tình yêu Làng trong ông còn là sự hi sinh cả tài sản để đổi lấy niềm vui làng trong sạch (tin làng không theo giặc. )

c. Kết bài: Đánh giá khái quát về tình yêu làng sâu sắc của ông Hai. Ông tiêu biểu cho hình tượng người nông dân Việt Nam sau cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp. Hiểu về ông ta cảm phục tình yeu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam, gợi nhắc ta về niềm tự hào dân tộc...

Hoạt động 2. Nhận xét đánh giá về ưu điểm và nhược điểm trong bài làm

- Giáo viên nhận xét những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của học sinh.

- Giáo viên gọi học sinh dựa vào dàn ý trong bài tự nhận xét đánh giá bài làm của mình về những ưu và nhược điểm cần phát huy và khắc phục.

II. Nhận xét đánh giá bài làm:

1. Ưu điểm:

- Học sinh hiểu đề nắm được yêu cầu của đề bài và phương pháp làm bài, có nhiều bài viết tương đối tốt, điểm cao.

2. Nhược điểm:

- Cách đặt câu dùng từ còn nhiều hạn chế.

- Bài lập luận hệ thống ý còn sơ sài, chưa khai thác triệt để các nội dung liên quan đến nhân vật.

- Chữ viết còn cẩu thả và sai chính tả nhiều.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi trong bài làm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vạch ra lỗi sai trong bài làm và sửa lỗi.

- Cho học sinh đổi bài, phát hiện lỗi và nhận xét về bài làm của bạn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài viết xuất sắc

- Gọi học sinh nhận xét.

- Lấy điểm vào sổ.

III. Sửa lỗi:

- Sửa lỗi trong bài viết.

4. Củng cố, luyện tập:
- Giáo viên nhận xét chung và biểu dương những bài làm tốt.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về nhà xem lại cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn truyện.
- Viết lại đề văn theo dàn ý đã chữa.