Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
3. Thái độ
- Có tình cảm, thái độ chân thành chia vui sẻ buồn với bạn bè và người thân.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
- Soạn bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách giáo khoa...
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra
- Nêu mục đích của việc viết thư, (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
- Nội dung, hình thức thư (điện)?
3. Bài mới
Để bày tỏ lòng đồng cảm với niềm vui hay nỗi buồn của người xung quanh, bạn bè người thân... người ta có thể dùng nhiều hình thức. Trong đó có cách dùng thư điện chúc mừng thăm hỏi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách viết thư (điện)
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi.

- Yêu cầu học sinh đọc mục 1

Hỏi: Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và những trường hợp nào cần gửi thư, điện thăm hỏi?

Hỏi: Mục đích và tác dụng của thư, điện chúc mừng, thăm hỏi?

Hỏi: Ý nghĩa của thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?

Hỏi: Qua đó em hiểu thế nào về tình huống viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?

Hỏi: Hãy kể thêm những trường hợp khác?

I. Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi:

- Tình huống: Chúc mừng khi bạn bè, người thân có tin vui, niềm vui lớn.

Thăm, hỏi: khi bạn bè, người thân gặp rủi ro, mất mát...

- Mục đích:

Chúc mừng để chia vui, biểu dương, khích lệ.

Thăm hỏi: Chia buồn, động viên, an ủi.

- Tác dụng: Bạn bè người thân cảm nhận được tình cảm của người chúc, góp phần làm cho niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được an ủi.

⇒ Sự quan tâm biểu lộ tình cảm chân thành với bạn bè người thân.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi:

Hỏi: Mục đích, tác dụng của thư điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào?

Hỏi: Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào? để làm gì?

Hỏi: Khi có điều kiện đến tận nơi có dùng việc gửi như vậy không? Vì sao?

Hỏi: Người viết cần thể hiện tình cảm như thế nào trong thư (điện)?

Hỏi: Nhận xét về lời văn?

II. Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi

1. So sánh nội dung thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:

- Giống nhau:

Về hình thức gồm 3 phần

+ Người nhận

+ Nội dung: Lí do

+ Lời chúc mừng, thăm hỏi

+ Người gửi

- Đều là một cách thể hiện tình cảm với bạn hay người thân.

- Khác nhau:

+ Chúc mừng để chia vui, khích lệ...

+ Thăm hỏi: để chia buồn, an ủi.

Hỏi: Vậy nội dung chính của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi như thế nào?

Hỏi: Cách thức diễn đạt ra sao? (Học sinh thảo luận)

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

2. Nhận xét về hình thức, nội dung:

- Độ dài, ngắn: Ngắn gọn, xúc tích

- Tình cảm chân thành.

3. Cụ thể hóa các nội dung bằng những cách diễn đạt khác:

- Nhân dịp sinh nhật lần thứ 14 của bạn tôi chúc bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc trong cuộc sống.

- Được tin bạn đạt giải nhất cuộc thi học sinh thanh lịch lớp 9B vô cùng tự hào chúc mừng bạn sẽ thanh lịch trong cả cuộc sống đời thường.

* Nội dung: lời chúc mừng, hay thăm hỏi.

* Cách diễn đạt: Chân thành, ngắn gọn xúc tích.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa / trang 204)

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Tình huống nào cần viết thư điện chúc mừng? tình huống nào cần viết thư điện thăm hỏi?
- Mục đích của việc gửi thư (điện)
- Hình thức và nội dung của thư (điện)
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
Học lí thuyết, lấy ví dụ cụ thể và thực hành diễn đạt thành lời những tình huống dùng thư (điện). Chuẩn bị phần luyện tập học tiết 2.