Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nhận biết được 2 điều kiện sử dụng hàm ý: người nói - viết- có ý thức đưa hàm ý vào câu nói; người nghe- đọc- có năng lực giải mã hàm ý.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng hàm ý có lí, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp khi nói, viết.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, có ý thức đưa hàm ý vào câu nói trong những hoàn cảnh phù hợp, không tùy tiện sử dụng hàm ý khi không phù hợp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và giải đáp câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh? thế nào là hàm ý? Cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hàm ý là những điều người nói muốn người nghe suy ra từ câu nói của mình. Khi người nghe hiểu được hàm ý, nghĩa là hàm ý được sử dụng thành công. Vậy muốn sử dụng hàm ý trong lời nói cần có điều kiện gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý:

- Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa.

Hỏi: Nêu hàm ý của những câu in đậm?

Hỏi: Tại sao chị Dậu không nói thẳng ra với con?

Hỏi: Hàm ý câu nào của chị Dậu rõ hơn?

Hỏi: Chi tiết nào cho thấy cái Tư đã hiểu hàm ý trong câu của mẹ?

Hỏi: Điều kiện để sử dụng hàm ý là gì?

- Người nói, người nghe thuộc đối tượng, tuổi tác như thế nào?

- Hàm ý của câu nói?

- Người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?

I. Điều kiện sử dụng hàm ý:

1. Bài tập

- Câu 1: sau bữa ăn này con không không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đă bán con-> điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.

- Câu 2: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị, thôn Đoài.

- Hàm ý của câu 2 rõ hơn vì cái Tý không hiểu hàm ý của câu thứ nhất.

- Sự giãy nảy trong tiếng khóc: U bán con thật đấy ư-> cái Tý hiểu hàm ý.

2. Kết luận: Ghi nhớ sách giáo khoa.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

Hỏi: Hàm ý của những câu in đậm là gì?

Hỏi: Người dùng hàm ý trên có có thành công không?

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1:

a. Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ, cô gái.

- Hàm ý: mời bác và cô vào nhà uống nước.

- Chi tiết: ông liền theo anh thanh niên vào nhà và ngồi xuống ghế -> người nghe hiểu hàm ý.

b. Người nói: anh Tấn- người nghe: thím Hai Dương.

- Hàm ý: chúng tôi không thể cho được.

- Câu nói: Thật là càng giàu…giàu có-> hiểu hàm ý.

c. Người nói: Thúy Kiều- người nghe: Hoạn Thư.

- Hàm ý: câu 1: mát mẻ, chế giễu: quyền quý như tiểu thư cũng phải đến trước “hoa nô” này ư?

- Câu 2: Hãy chuẩn bị nhận lấy sự báo oán thích đáng.

- Câu: Hoạn Thư hồn lạc…kêu ca → đã hiểu hàm ý.

- Học sinh đọc bài tập sách giáo khoa, xác định yêu cầu bài tập.

Hỏi: Xác định hàm ý trong câu nói của bé Thu? Vì sao bé Thu phải dùng hàm ý? Bé dùng hàm ý có thành công không tại sao?

- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Chia lớp làm 2 nhóm.

Hỏi: Điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại để có 1 câu có hàm ý từ chối?

Hỏi: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường”?

- Đọc bài tập

Hỏi: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại trong bài: Mây và sóng? Viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn?

2. Bài tập 2:

- Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. Em không nói thẳng ra bởi vì trước đó đã nói thẳng rồi mà không có hiệu quả và vì bực mình.

- Anh Sáu vẫn ngồi im → anh Sáu tỏ ra không hợp tác → không thành công.

3. Bài tập 3

B: Mai mẹ mình muốn mình cùng về quê ngoại.

4. Bài tập 4:

- Hàm ý: tuy hi vọng chưa thể nói ra là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thể hiện thì có thể đạt được.

5. Bài tập 5:

- 2 câu mở đầu: bọn tớ chơi.

- Câu có hàm ý chối: mẹ mình đang…, làm sao.

Ví dụ: chơi với bọn tớ thích lắm đấy.

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Nghĩa tường minh, hàm ý là gì?
Hỏi: Nêu điều kiện để sử dụng hàm ý?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ những tác phẩm thơ hiện đại đã học. Xem lại và lập dàn bài trước cho bài viết số 6 ở nhà.