Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố cho học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững các yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh có ý thức rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Ham học và đọc thơ.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Để hiểu rõ về các bước làm bài, cách tổ chức triển khai các luận điểm trong bài nghị luận về 1 bài thơ, đoạn trích, chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinhTri thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ?

- Gọi học sinh đọc các đề bài sách giáo khoa/ trang 79

Hỏi: Các đề bài trên được cấu tạo khác nhau như thế nào?

- Các mệnh lệnh thể hiện các yêu cầu gì với người làm bài?

I. Đề bài bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ:

1. Bài tập

2. Nhận xét:

- Đề 4,7 không có mệnh lệnh của đề.

- Có đề mệnh lệnh: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận…

+ Phân tích: Chỉ định về phương pháp.

+ Cảm nhận: ấn tượng, cảm thụ.

+ Suy nghĩ: nhận định, phân tích.

+ Không có mệnh đề: người viết bộc lộ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm bài nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài Sách giáo khoa.

Hỏi: Để làm bài nghị luận, em phải tiến hành theo những bước nào?

Hỏi: Phân tích đề văn trên?

II. Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ:

1. Các bước làm bài:

- Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh.

a. Tìm hiểu đề, tìm ý:

* Tìm hiểu đề:

- Thể loại: phân tích.

- Nội dung: Tình yêu quê hương của Tế Hanh.

- Phạm vi khai thác kiến thức, dẫn chứng: bài thơ Quê hương - Tế Hanh

Hỏi: Để tìm ý cho bài viết, em đặt các câu hỏi như thế nào?

* Tìm ý:

- Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Tâm trạng của tác giả?

- Nội dung diễn đạt trong bài thơ là những gì?

- Nghệ thuật đặc sắc để góp phần thể hiện nội dung đó?

- Em có thể khái quát thành những luận điểm về tình yêu quê hương của tác giả?

- Học sinh đọc dàn ý sách giáo.

- Dựa vào dàn ý, viết thành văn bản.

b. Lập dàn ý:

c. Viết bài:

- Nhóm 1: viết phần mở bài.

- Nhóm 2: viết ý 1,2 phần thân bài.

+ Khái quát chung về bài thơ: Một tình yêu quê thiết tha, trong sáng.

+ Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống.

- Nhóm 3: viết ý 3,4 phần thân bài.

+ Cảnh trở về đông vui.

+ Nỗi nhớ quê hương.

- Nhóm 4: viết phần kết bài.

→ Đại diện nhóm lên trình bày.

→ Bổ sung, nhận xét.

d. Đọc, sửa chữa:

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa.

Hỏi: Chỉ ra bố cục bài viết?

2. Cách tổ chức, triển khai các luận điểm:

a. Bài tập

b. Nhận xét:

- Mở bài: Từ đầu →…rực rỡ: giới thiệu về dòng cảm xúc và bài thơ quê hương.

- Thân bài: →…thành thực của Tế Hanh: trình bày các cảm nhận về cảm xúc của Tế Hanh khi ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động.

- Kết bài: còn lại: khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa của tình yêu quê hương.

Hỏi: Những nhận xét chính về tình yêu quê hương của Tế Hanh được người viết trình bày ở thân bài?

Hỏi: Những ý kiến nhận xét ấy được khẳng định bằng cách nào?

Hỏi: Thân bài được liên kết với mở bài và kết bài ra sao?

Hỏi: Sức hấp dẫn và thuyết phục của văn bản là do đâu?

Hỏi: Em rút ra yêu cầu cơ bản gì để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ thơ, bài thơ?

* Những nhận xét chính về tình yêu quê hương của Tế Hanh:

+ Nổi bật là hình ảnh cảnh ra khơi.

+ Cảnh đón đoàn thuyền đánh cá trở về.

+ Hình ảnh người dân chài.

+ Nỗi nhớ quê.

- Ý kiến, nhận xét luôn gắn với sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu bài thơ.

- Thân bài phân tích, chứng minh làm sáng tỏ những nhận xét bao quát đã nêu ở mở bài. Từ các luận điểm này dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa bài thơ.

- Sức hấp dẫn của văn bản:

+ Người viết đã phân tích, bài giảng các hình ảnh đặc sắc để làm nổi rõ luận điểm.

+ Bố cục văn bản mạch lạc sáng rõ.

+ Người viết trình bày suy nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha với bài thơ.

3. Ghi nhớ:

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Học sinh đọc bài tập sách giáo khoa.

Hỏi: Để tìm ý ta cần đặt và trả lời các câu hỏi như thế nào?

- Nội dung khổ thơ trên là gì?

- Cảnh đất trời sang thu được tác giả miêu tả qua hình ảnh, chi nào?

- Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua các từ ngữ nào? Cảm xúc gì?

II. Luyện tập:

- Yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết cho đề bài.

a) Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ.

- Bài thơ nói về cảm nhận của tác giả trước những dấu hiệu thay đổi của thiên nhiên khi đất trời sang thu - suy ngẫm về đời người.

b) Thân bài:

- Cảnh đất trời sang thu.

+ Thu đến từ hương ổi mùi hương giản dị thân quen của làng quê Bắc bộ.

- Từ “phả” gợi cảm giác như sánh lại đậm đà.

- Hình ảnh “ Sương chùng chình qua ngõ” gợi lên dáng vẻ thật dịu dàng của mùa thu và cái gì đó rất mơ hồ.

- Cảm xúc của nhà thơ:

+ Cảm nhận mùa thu từ các giác quan tinh tế.

+ Cảm giác bất ngờ, đột ngột, sững sờ trước biến chuyển tinh tế của đất trời (bỗng, nhận ra, hình như... )

- Tâm hồn nhà thơ biến chuyển nhịp nhàng với khoảnh khắc giao mùa của đất trời sang thu và hồn ngời cũng sang thu.

c) kết bài

- Đánh giá khái quát giá trị của khổ thơ.

4. Củng cố, luyện tập:
- Nêu nội dung từng phần bài nghị luận về 1 tác phẩm thơ.
- Cách triển khai và sắp xếp các luận điểm như thế nào?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về nhà viết hoàn chỉnh đề văn trên.
- Học nội dung phần ghi nhớ.
- Soạn bài: Mây và sóng – Đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu.