I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển- đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam.
3. Thái độ
Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
Kế hoạch bài giảng, sách giáo khoa; bản đồ Biển – đảo Việt Nam, một số hình ảnh về khai thác giá trị biển, đảo. Các hình ảnh về bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, đặc điểm của các ngành kinh tế biển, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các ngành kinh tế biển; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các đặc điểm nổi bật về tiềm năng, sự phát triển... của ngành giao thông vận tải biển và ngành khai thác, chế biến khoáng sản biển
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm phát triển tổng hợp kinh tế biển -> Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện
Một số tranh ảnh về ngành giao thông vận tải biển và ngành khai thác, chế biến khoáng sản biển của nước ta.
4. Các bước hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh về ngành giao thông vận tải biển và ngành khai thác, chế biến khoáng sản biển của nước ta.
- Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
- Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
- Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Khai thác và chế biến khoáng sản biển. (Thời gian: 9 phút)
1. Mục tiêu
Nắm được tình hình phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.
2. Phương pháp
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, bản đồ Biển- đảo Việt Nam và một số hình ảnh về giá tri kinh tế biển – đảo Việt Nam. … Kĩ thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức tổ chức:
Cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 39.1, khai thác thông mục 3 sách giáo khoa (trang 140 141), trả lời các câu hỏi: - Vùng biển nước ta có những tiềm năng gì để phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển. - Tại sao ngành sản xuất muối phát triển mạnh? - Ngành khai thác dầu khí phát triển trên những điều kiện thuận lợi nào và đang phát triển ra sao? - Ngoài ra khai thác khoáng sản biển còn thuận lợi phát triển ngành nào? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. | II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển. |
Hoạt động 2: Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển (Thời gian: 6 phút)
1. Mục tiêu
Nắm được tình hình phát triển của ngành giao thông vận tải biển.
2. Phương pháp
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, bản đồ Biển- đảo Việt Nam và một số hình ảnh về giá tri kinh tế biển – đảo Việt Nam. … Kỹ thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức tổ chức:
Cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
Bước 1: chia cặp phân công nhiệm vụ Nội dung thảo luận: Yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ sách giáo khoa và vốn hiểu biết của mình thảo luận vấn đề sau: - Nêu thuận lợi cho phát triển ngành giao thông vận tải biển ở nước ta? - Để ngành giao thông vận tải biển phát triển chúng ta phải khắc phục những khó khăn nào? Bước 2: Các cặp thảo luận Bước 3: Đại diện các cặp trình bày các cặp khác bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét | 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển |
Hoạt động 3: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo. (Thời gian: 15 phút)
1. Mục tiêu
Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo.
2. Phương pháp
Phương pháp sách giáo khoa, bản đồ Biển- đảo Việt Nam và một số hình ảnh về bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo; phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức:
Nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ. | III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo 1. Sự sụt giảm tài nguyên và môi trường biển - đảo |
- Nhóm 1: Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên môi trường biển đảo? | a. Thực trạng: Diện tích rừng ngập mặn và nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh. b. Nguyên nhân: + Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển. + Hoạt động giao thông trên biển và khai thác dầu khí được tăng cường… |
- Nhóm 2: Hậu quả làm giảm sút tài nguyên môi trường biển đảo? | c. Hậu quả: |
- Nhóm 3: Nêu biện pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? | 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. |
Bước 2: các nhóm thảo luận. Bước 3: đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét: - Hướng dẫn học sinh quan sát một số hình ảnh về bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. - Liên hệ vùng biển Hội An. |
C. Luyện tập
1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa của nước ta là
A. muối.
B. dầu mỏ và khí tự nhiên.
C. cát trắng.
D. ôxit titan.
Câu 2: Vùng sản xuất muối nổi tiếng Sa Huỳnh và Cà Ná nằm ở các tỉnh nào?
A. Đà Nẵng và Khánh Hòa.
B. Ninh Thuận và Bình Thuận.
C. Quảng Nam và Quảng Ngãi.
D. Quảng Ngãi và Ninh Thuận.
Câu 3: Những tỉnh có nhiều cát trắng ở nước ta là
A. Quảng Bình, Quảng Ngãi.
B. Quảng Nam, Đà Nẵng.
C. Quảng Ninh, Khánh Hòa.
D. Bình Định, Phú Yên.
Câu 4: Ý nào không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta?
A. Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển.
B. Các hoạt động giao thông trên biển.
C. Khai thác dầu khí được tăng cường.
D. Nguồn lợi hải sản ngày càng giảm.
2. (Cả lớp) Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành giao thong vận tải biển?
D. Mở rộng, vận dụng. :
1. Căn cứ vào Hình 39.2 sách giáo khoa, em hãy nêu tên các mỏ dầu, khí đang được khai thác; các vùng sản xuất muối nổi tiếng; vùng có titan; một số cảng biển lớn của nước ta?
2. Học bài cũ, trả lời câu 1,2,3 sách giáo khoa trang 144
3. Xem trước bài 40: “thực hành: đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tiềm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí”
Bài trước: Giáo án Địa Lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí