I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được đặc điểm một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
- Một số trung tâm kinh tế chính: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang
2. Kĩ năng
- Kỹ năng xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế lớn.
- Kỹ năng phân tích bản đồ địa lí tự nhiên, lược đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.
-Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê,
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ tài nguyên môi trường
- Giáo dục ý thức trong học tập tìm hiểu kiến thức
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
-Giáo án tiết dạy, sách giáo khoa.
-Bản đồ kinh tế hoặc lược đồ kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
2. Học sinh
Sách, vở, đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
Giúp các em nhớ lại các đặc điểm cơ bản về tự nhiên, dân cư – Xã hội của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. hiểu được những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh
Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức và có ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường.
2. Phương pháp - kĩ thuật
Đàm thoại gợi mở nêu vấn đề, Vấn đáp qua tranh ảnh, lược đồ, bản đồ.
3. Phương tiện
Bản đồ kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, lược đồ, tranh ảnh trong bài
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số thông tin về tình hình phát tiển kinh tế của vùng và yêu cầu học sinh nhận biết: Quan sát các hình dưới đây, em hãy nêu hiểu biết của mình về tình hình phát triển kinh tế của vùng
Bước 2: Học sinh quan sát lược đồ bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
- Giáo viên nhận xét và cho học sinh biết nội dung bài học
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nông nghiệp (thời gian: 13 phút)
1. Phương pháp:
- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa…, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não, kỹ thuật trình bày.
2. Hình thức tổ chức:
Cá nhân, thảo luận nhóm
|
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
+ Hoạt động 1: Nông nghiệp - Dựa vào hình 26.1 và bảng 26.1 sách giáo khoa - Thảo luận 4 nhóm – 4 phút | IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp |
-Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ + Nhóm 1.2: Nhận xét về tình hình chăn nuôi khai thác và nuôi trồng thủy sản của vùng? Phân bố ở đâu? Xác định trên bản đồ các bãi tôm cá. +Nhóm 3.4: Nhận xét tình hình trồng cây lương thực cây công nghiệp, cây ăn quả của vùng? | |
Bước 2: Học sinh trao đổi ý kiến Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, học sinh nhận xét Bước 4: - Giáo viên: nhận xét, chuẩn xác kiến thức ghi bài | |
- Giáo viên chuyển ý đặc câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời cá nhân - Sản xuất nông nghiệp còn gặp những khó khăn gì? | + Khó khăn: Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình cả nước. |
- Vì sao nghề chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng đánh bắt thủy sản là thế mạnh của vùng? | - Chăn nuôi gia súc lớn chủ yếu là chăn nuôi bò đàn - Thuỷ sản chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản cả nước. (2002) • Là thế mạnh của vùng. |
- Quan sát hình 26.1 sách giáo khoa, hãy xác định các ngư trường ven bờ và trên Biển Đông. - Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt thủy sản biển? | - Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết. |
- Học sinh trả lời các câu hỏi, học sinh nhận xét bổ sung - Giáo viên chốt kiến thức.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về công nghiệp, dịch vụ (Thời gian: 10 phút)
1. Phương pháp:
- Phương pháp sử dụng. Trực quan, đàm thoại gợi mở nêu vấn đề, kỹ thuật động não, giảng giải
2. Hình thức tổ chức:
-Cá nhân, cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghiệp | 2. Công nghiệp |
Câu hỏi: Dựa vào bảng 26.2 sách giáo khoa, nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng so với cả nước? (Của vùng tăng 2,6 lần, cả nước tăng 2,5 lần) Câu hỏi: Dựa vào hình 26,1 sách giáo khoa, cho biết các ngành công nghiệp của vùng? | |
Câu hỏi: Nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp? | - Cơ cấu đa dạng |
Câu hỏi: Nêu một số cơ sở khai thác khoáng sản? | - Một số cơ sở khai khoáng đang hoạt động: cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định), vàng (Quảng Nam).... |
Câu hỏi: Dựa vào lược đồ hình 26.1 sách giáo khoa, nêu nơi phân bố các trung tâm cơ khí? Chế biến lương thực thực phẩm?. | - Thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn: trung tâm cơ khí lắp ráp, sửa chữa - Chế biến lương thực, thực phẩm phát triển hầu hết các địa phương |
Câu hỏi: Quảng Nam có những cơ sở công nghiệp nào? | Khu Công Nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai, nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô chu Lai- Trường Hải Quãng Ngãi: khu công nghiệp hóa dầu đầu tiên ở nước ta, Dung quất (Quảng Ngãi), nhà máy phong điện ở Quy Nhơn |
Câu hỏi: Các hoạt động dịch vụ nào phát triển của vùng? Câu hỏi: Vì sao du lịch phát triển mạnh? (có nhiều bãi tắm, các quần thể di sản văn hóa) Câu hỏi: Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng của vùng? |
Hoạt động 3. Tìm hiểu các trung tâm kinh tế lớn, vùng kinh tế trọng điểm miền trung (cặp/nhóm)
(Thời gian: 10 phút)
1. Phương pháp:
- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa…, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não, kỹ thuật trình bày.
2. Hình thức tổ chức:
- Cá nhân, cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
Hoạt động 3: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế lớn, vùng kinh tế trọng điểm miền trung | v. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền trung: |
Câu hỏi: Nhìn bản đồ treo tường, cho biết các trung tâm kinh tế ở duyên hải Nam Trung Bộ? Các trung tâm lớn? Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên? | - Các trung tâm kinh tế lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Là đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên, hành khách, hàng hóa xuất nhập khẩu của Tây Nguyên đều phải qua các tỉnh ở vùng này |
Câu hỏi: Cho biết các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Diện tích, dân số? | - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. |
Câu hỏi: Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? | Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng Bắc Trung Bô, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, thúc đẩy mối quan hệ liên vùng, đặc biệt khi có đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ Hải Vân |
C. Luyện tập
(Thời gian: 5 phút)
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trình bày các nội dung đã được tìm hiểu trong bài. Trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Câu 1: Tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ? Trong nông nghiệp ngành gặp những khó khăn gì?
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý đúng nhất:
Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên Hải Nam Bộ vấn đề đặc ra hàng đầu là:
A. Tăng vụ
B. Trồng và bảo vệ rừng.
C. Xây dựng các công trình thủy lợi
D. Đổi mới giống cây trồng, vật nuôi.
D. Mở rộng, vận dụng:
(Thời gian: 2 phút)
1. Theo em vì sao trong những năm gần đây kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ ngày càng phát triển manh?
2. Hãy nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền trung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2,3. cuối bài học sách giáo khoa
- Chuẩn bị trước bài 27: Thực hành
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN BÀI 26 – ĐỊA LÍ 9
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu ý đúng.
Câu 1: Dựa vào lược đồ kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ xác định các tỉnh có nghề làm muối nổi tiếng.
A. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
B. Quảng Ngãi, Khánh Hòa
C. Quảng ngãi, Ninh Thuận.
C. Khánh Hòa, Bình Thuận.
Câu 2: Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên Hải Nam Trung bộ là:
A. Chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí.
B. Luyện kim, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản.
D. Cơ khí, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 3: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn là những địa danh Du Lich nổi tiếng thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Bình Đinh.
D. Khánh Hòa
Câu 4: Các trung tâm kinh tế chính của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là:
A. Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
C. Dung Quất, Đà Nẵng, Nha Trang.
D. Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
Câu 5: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thế mạnh gì trong sản xuất nông nghiệp?
A. Trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ.
B. Chăn nuôi bò, khai thác nuôi trồng thủy sản.
C. Trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm.
D. Trồng cây ông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Câu 6: Nông nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ gặp những khó khăn gì?
A. Thiếu nguồn lao động
B. Qũy đất còn hạn chế, thiên tai thất thường.
C. Chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
D. Năng suất lao động chưa cao, bình quân lương thực còn thấp
Câu 7: Những thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là:
A. Có nhiều loại hải sản quý.
B. Nhiều ngư trừng rộng lớn.
C. Hoạt động chế biến hải sản đa dạng.
D. Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
Câu 8: Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên Hải Nam Bộ vấn đề đặc ra hàng đầu là:
A. Thâm canh, tăng vụ
B. Trồng và bảo vệ rừng.
C. Xây dựng các công trình thủy lợi.
D. Đổi mới giống cây trồng, vật nuôi.
Câu 9: Dựa vào bảng số liệu 26.2 sách giáo khoa trang 97 hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ so với cả nước?
A. Tăng chậm, chiếm ti trọng nhỏ
B. Tăng nhanh, chiếm tỉ trọng nhỏ.
C. Tăng chậm, chiếm tỉ trọng lớn.
D. Tăng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn.
Câu 10: Dựa vào bảng số liêu 26.3 sách giáo khoa trang 99 vẽ biểu đồ dạng nào phù hợp nhất?
A. Hình tròn.
B. Đương.
C. Cột đơn.
D. Miền.
Bài trước: Giáo án Địa Lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ