Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Giáo án Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Nắm vững và đánh giá vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, đặc điểm những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội vùng Bắc Trung Bộ
- Hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn, các biện pháp cần khắc phục và triển vọng phát triển của vùng.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng
- Kỹ năng sử dụng bản đồ (lược đồ) địa lí tự nhiên để trình bày, phân tích về đặc điểm tự nhiên
- Kỹ năng phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội
- Rèn kỹ năng sưu tầm tài liệu.
3. Thái độ
Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, say mê nghiên cứu tìm hiểu
4. Kĩ năng
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực làm chủ bản thân, năng lực giao tiếp, tự nhận thức...
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng bảng số liệu, tranh ảnh...
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
- Một số tranh ảnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ
2. Học sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết các tiềm năng để phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về cảnh đẹp của vùng … -> Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện
Một số tranh ảnh về các di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên
4. Các bước hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh về các di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên của vùng: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng nào?
Giáo án Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Giáo án Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Giáo án Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài
Nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung là vùng Bắc Trung Bộ. Vùng có tầm quan trọng trong sự liên kết Bắc – Nam và liên kết về mọi mặt giữa Việt Nam và Lào. Đây cũng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tự nhiên và dân cư của vùng Bắc Trung Bộ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Giáo viên xác định vùng Bắc Trung Bộ trên bản đồ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ

1. Phương pháp: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sách giáo khoa.. , kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân – 10 phút

- vùng Bắc Trung Bộ có diện tích, dân số là bao nhiêu?

Diện tích: 51513 km2

Dân số: 10,3 triệu người (2002)

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh thành phố nào?

Giáo viên xác định các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Thừa Thiên Huế

Bước 1: yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 23.1 sách giáo khoa trả lời các câu hỏi:

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

- nêu đặc điểm và xác định vị trí địa lí của vùng trên bản đồ?

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ hẹp ngang

+ Giáp trung du, miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ

- ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

- Ý nghĩa: Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, của ngõ hành lang Đông- Tây của tiểu vùng sông Mê Công

Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân

Bước 3: Học sinh xác định vị trí của vùng trên bản đồ và trình bày ý nghĩa vị trí địa lý, học sinh khác bổ sung

Bước 4: Giáo viên tóm tắt và chốt kiến thức

Giáo viên: Với đặc điểm vị trí địa lí như vậy mở ra triển vọng và khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước và các nước trên thế giới

*Chuyển ý: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, sang mục II

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Phương pháp: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sách giáo khoa.. , kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, hợp tác, trình bày

2. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm- 15 phút

Thảo luận cặp đôi:

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 23.1 và 23.2 sách giáo khoa trả lời các câu hỏi

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Từ Tây sang Đông có những dạng địa hình nào?

- Đặc điểm:

+ Từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển

- Nêu sự khác biệt về tài nguyên rừng và khoáng sản giữa bắc và nam Hoành Sơn?

+ Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn

Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm

Bước 3: Đại diện các cặp trả lời câu hỏi, học sinh khác bổ sung

Bước 4: Giáo viên tóm tắt và chốt kiến thức

- vùng Bắc Trung Bộ có những tài nguyên nào?

- Thuận lợi: có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển

- Dựa vào hình 23.1 sách giáo khoa, nêu các vườn quốc gia, hang động và bãi tắm nổi tiếng của vùng?

Thảo luận nhóm:

Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: quan sát tranh (phụ lục) và hình 23.3 sách giáo khoa

Nhóm 1,2: Hãy nêu các loại thiên tai ở Bắc Trung Bộ?

- Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay)

Nhóm 3,4: Các biện pháp hạn chế thiên tai?

Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân

Bước 3: Học sinh làm việc nhóm

Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung

Bước 5: Giáo viên tóm tắt và chốt kiến thức:

- Gió nóng Tây Nam, bão, lũ lụt, lấn đất của cát biển, nhiễm mặn của thủy triều

- Trồng rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ trồng rừng đầu nguồn, xây dựng công trình thủy lợi

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư- xã hội

III. Đặc điểm dân cư - xã hội:

Phương pháp: bảng số liệu, sách giáo khoa.. , kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân- 8 phút

Bước 1: yêu cầu học sinh đọc thông tin trả lời các câu hỏi:

- Nêu đặc điểm dân cư của vùng?

- Đặc điểm:

+ Địa bàn cư trú của 25 dân tộc

+ Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ tây sang đông

- Đặc điểm dân cư- xã hội có thuận lợi như thế nào đối với sự phát triển của vùng?

- Thuận lợi: có lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm

- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế

- Dựa vào bảng 23.1 sách giáo khoa cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và tây của vùng?

- Dựa vào bảng 23.2 sách giáo khoa, so sánh các tiêu chí của vùng so với cả nước?

Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân

Bước 3: Học sinh trình bày, học sinh khác bổ sung

Bước 4: Giáo viên tóm tắt và chốt kiến thức

Giáo viên: Đời sống dân cư ảnh hưởng đến trình độ phát triển chung của vùng

C. LUYỆN TẬP
Câu 1. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây
A. Tây Nguyên.
B. đồng bằng sông Hồng.
C. duyên hải Nam Trung Bộ.
D. trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 2. Vùng Bắc Trung Bộ gồm có mấy tỉnh?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8
Câu 3. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là
A. dãy núi Hoành Sơn.
B. dãy núi Bạch Mã.
C. dãy núi Trường Sơn Bắc.
D. dãy núi Trường Sơn Nam
Câu 4. Các điểm du lịch nổi tiếng không thuộc khu vực Bắc Trung Bộ là
A. Đồ Sơn, Cát Bà.
B. Sầm Sơn, Thiên Cầm.
C. Nhật Lệ, Lăng Cô.
D. Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng.
Câu 5. Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là
A. cơ sở hạ tầng thấp kém.
B. mật độ dân cư thấp.
C. thiên tai thường xuyên xảy ra.
D. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 6. Với diện tích gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển về
A. cây công nghiệp ngắn ngày.
B. chăn nuôi gia súc nhỏ.
C. rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
D. hoa màu, cây lương thực.
Câu 7. Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do ảnh hưởng của dãy núi
A. Bạch Mã.
B. Hoành Sơn.
C. Tam Điệp.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 8. Dựa vào lược đồ hình 1. cho biết những tài nguyên khoáng sản có giá trị của vùng Bắc Trung Bộ
Giáo án Địa Lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
A. crôm, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý.
B. than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, đá vôi, sét.
C. vàng, niken, đồng, bôxít, titan, mangan, đá vôi, sét.
D. sắt, thiếc, chì, kẽm, niken, bôxít, titan, đá vôi, sét, đá quý.
Câu 9. Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích rừng tự nhiên một số vùng và cả nước năm 2014
(Đơn vị: nghìn ha)

VùngDiện tích tự nhiên

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

10143,8

Vùng Bắc Trung Bộ

5152,2

Vùng Tây Nguyên

5464,1

Các vùng còn lại

12345,0

Cả nước

33105,1

Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích rừng tự nhiên so với cả nước (năm 2014) là
A. 3,72%.
B. 15,56%
C. 16,5%
D. 30.64%
Câu 10. Sự phân hoá về tự nhiên, về dân cư, về lịch sử và kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là do nguyên nhân chủ yếu nào chi phối?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Đường lối chính sách.
D. Lãnh thổ hẹp ngang
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
- Làm bài tập 1,2 sách giáo khoa
- Sưu tầm tư liệu, bài viết, ảnh và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc qua Phong Nha- Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế
- Tìm hiểu về thế mạnh kinh tế của vùng Vùng Bắc Trung Bộ, vai trò của các tuyến giao thông và các trung tâm kinh tế.