Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí

Giáo án Địa Lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh trình bày được tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ; tình hình khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí ở nước ta
2. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng phân tích tổng hợp kiến thức, xác định mối liên hệ địa lý giữa các đối tượng địa lý trên lược đồ kinh tế nước ta.
- Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta.
3. Thái độ
- Ý thức phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Ổn định tổ chức, điểm danh
Thời gian: 1 phút
2. Kiểm tra
Thời gian: 3 phút
3. Giáo viên
Kế hoạch bài giảng, sách giáo khoa; bản đồ Biển – đảo Việt Nam, một số hình ảnh về một số đảo ở nước ta. Các hình ảnh về hoạt động kinh tế biển- đảo
4. Học sinh
Sách giáo khoa, vở, máy tính.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, tiềm năng phát triển kinh tế biển của một số đảo ở nước ta, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về vị trí và thế mạnh của các đảo; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các đặc điểm nổi bật về tiềm năng, sự phát triển kinh tế biển của các đảo và quần đảo nước ta
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về kinh tế biển cuẩ các đảo ven bờ -> Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện
Một số tranh ảnh về các đảo ven bờ ở nước ta
4. Các bước hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh về các đảo ven bờ ở nước ta
Giáo án Địa Lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
ĐẢO CÁT BÀ
Giáo án Địa Lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
ĐẢO PHÚ QUỐC
- Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
- Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
- Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ. (Thời gian: 14 phút)
1. Mục tiêu
Đánh giá đúng tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ.
2. Phương pháp
Phương pháp sách giáo khoa, bản đồ Biển- đảo Việt Nam một số hình ảnh về giá tri kinh tế biển – đảo Việt Nam. Phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức:
Nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ.

Giáo viên yêu cầu học sinh dựa bảng các nhóm thảo luận theo nội dung sau:

Nhóm 1: Xác định đảo có ngành nông lâm phát triển?

Nhóm 2: Xác định đảo có ngành du lịch phát triển.

Nhóm 3: Xác định đảo có ngành ngư nghiệp phát triển.

Nhóm 4: Xác định đảo có ngành dịch vụ biển phát triển.

Bước 2: các nhóm thảo luận.

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.

Bước 4: Giáo viên bổ sung, xác định các đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp biển. Giới thiệu về đảo Cù Lao Chàm.

1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của biển đảo ven bờ.

- Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.

- Vì có diện tích tương đối lớn, vùng biển bao quanh khá rộng, có điều kiện xây dựng cảng.

Tên đảoN-LNNNDLDV

Cù Lao Chàm

+

+

Vịnh Hạ long

+

+

Hòn Khoai

+

Hòn Rái

+

Lý Sơn

+

Thổ Chu

+

+

Phú Quý

+

+

Trà Bản

+

+

+

+


Hoạt động 2: Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta (Thời gian: 16 phút)
1. Mục tiêu
Đánh giá đúng tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô, nhập xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
2. Phương pháp
Phương pháp sử dụng biểu đồ, phát vấn/ Hợp tác
3. Hình thức tổ chức:
Cá nhân/ cặp
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 40.1 sách giáo khoa và vốn hiểu biết, hãy:

2. Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta:

Phân tích tình hình khai thác dầu, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta qua các năm?

- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu không ngừng tăng.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Học sinh khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức.

Giáo viên: chuẩn xác và bổ sung kiến thức:

- Toàn bộ sản lượng dầu được khai thác xuất khẩu dưới dạng thô chứng tỏ công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của công nghiệp dầu khí nước ta.

Trong khi xuất dầu thô nước ta phải nhập lượng xăng dầu chế biến số lượng ngày càng tăng.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh khai thác dầu khí ở Vũng Tàu và hình ảnh cơ sở chế biến lọc dầu ở vũng Rô.

C. Luyện tập
1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1: Đảo ở nước ta có diện tích lớn nhất?
A. Phú Quốc
C. Cát Bà.
B. Phú Quý.
D. Côn Đảo.
Câu 2: Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của đảo Lý Sơn là
A. hành.
B. nghệ.
C. tỏi.
D. gừng.
Câu 3: Đảo Cát Bà thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?
A. Quảng Ninh.
C. Vũng Tàu
B. Hải Phòng
D. Kiên Giang.
Câu 4: Nước ta có một khu bảo tồn di sản thiên nhiên biển được UNESCO công nhận là
A. Côn Đảo
C. Vịnh Cam Ranh
B. Vịnh Hạ Long.
D. Bái Tử Long.
2. (cặp) Lợi ích của việc chế biến sản phẩm dầu khí so với xuất khẩu dầu thô ở nước ta?
D. Mở rộng, vận dụng. :
1. Hãy vẽ sơ đồ cơ cấu ngành dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí của nước ta trong tương lai?
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: “Địa lý địa phương tỉnh Quảng Nam. ”