I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Nắm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta
-Thấy rõ được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích, so sánh tháp tuổi.
- Giải thích các xu hướng thay đổi:
+ Phân tích so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 để rút ra kết luận về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.
+ Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
- Quyết định các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống
3. Thái độ
Thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Biết sử dụng biểu đồ, so sánh, phân tích xu hướng thay đổi cơ cấu dân số, mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế- xã hội.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Tháp tuổi hình 5.1 (Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999).
- Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
- Học tập.
- Tivi.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
- Dụng cụ học tập.
- Tư liệu sưu tầm về dân số.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
- Nêu vai trò ý nghĩa cơ cấu dân số.
- Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế- xã hội
2. Phương pháp - kĩ thuật:
Khai thác kiến thức từ biểu đồ.
3. Phương tiện:
4. Các bước hoạt động:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh quan sát tháp dân số để trả lời câu hỏi:
+ Kết cấu dân số nó phản ảnh nội dung gì?
+ Nó có vai trò ý nghĩa gì?
- Bước 2: Học sinh quan sát tháp dân số trả lời.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả, bổ sung.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: So sánh 2 tháp tuổi.
1. Mục tiêu:
So sánh 2 tháp tuổi
2. Phương pháp:
Sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa
3. Phương tiện:
Ảnh 2 tháp tuổi 1989 và 1999.
4. Hình thức tổ chức: Nhóm
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung chính |
---|
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ So sánh hai tháp tuổi - Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999, so sánh hai tháp dân số về các mặt: Hình dạng, cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, tỉ lệ dân số phụ thuộc. - Phân tích từng tháp sau đó tìm sự khác biệt về các mặt của từng tháp. Điền thông tin vào bảng (phụ lục) - Em hiểu gì về tỉ số phụ thuộc? Tỉ số phụ thuộc = Tổng số người dưới tuổi lao động cộng Tổng số người trên tuổi lao động chia cho số người trong độ tuổi lao động. +Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi +Bước 3: đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung. +Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức. Giáo viên giải thích tỷ số phụ thuộc |
|
Hoạt động 2. Nhận xét và giải thích.
1. Mục tiêu:
Nêu nhận xét thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi. Giải thích nguyên nhân.
2. Phương pháp:
sử dụng số liệu sách giáo khoa
3. Phương tiện:
tháp dân số 1989 và 1999
4. Hình thức tổ chức:
cá nhân- cặp đôi
|
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung chính |
---|
Hoạt động cá nhân + Bước 1: Giao nhiệm vụ Nêu nhận xét thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta; | II. Bài tập 2: Nhận xét và giải thích Sau 10 năm: -Tỷ lệ nhóm 0-14 tuổi giảm -Nhóm tuổi lao động và trên lao động tăng. |
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi + Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét bổ sung. + Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức | |
Hoạt động cặp đôi + Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu dân số | - Nguyên nhân: Do thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống. |
+ Bước 2: Các cặp thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi + Bước 3: Các cặp khác nhận xét bổ sung + Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung chuẩn xác kiến thức
|
Hoạt động 3
1. Mục tiêu:
-Nắm được những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
-Biện pháp khắc phục khó khăn đó.
2. Phương pháp:
Sử dụng biểu đồ
3. Phương tiện:
Tài liệu về cơ cấu dân số
4. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung chính |
---|
Hoạt động nhóm: Bước 1: Giao nhiệm vụ: -Cơ cấu dân số theo tuổi nước ta có thuận lợi và khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế- xã hội? | III. Bài tập 3: Thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: +Cung cấp nguồn lao động dồi dào. + Một thị trường tiêu thụ mạnh. - Khó khăn: + Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm. + Làm tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu giáo dục, y tế nhà ở... cũng căng thẳng. |
- Biện pháp nào từng bước khắc phục những khó khăn trên? | - Biện pháp khắc phục: * Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lý, tổ chức hướng nghiệp dạy nghề. * Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ. * Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. |
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ thảo luận trả lời câu hỏi theo phân công. Bước 3: Các nhóm trình baỳ kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung chuẩn xác kiến thức |
4. Luyện tập, vận dụng.
* Câu hỏi trắc nghiệm
1-Tháp tuổi dân số nước ta năm 1999 thuộc kiểu:
a- Tháp tuổi mở rộng
b-Tháp tuổi bước đầu thu hẹp
c-Tháp tuổi ổn định
d- Tháp tuổi đang tiến tới ổn định.
2- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta từ năm 1989 đến năm 1999 đã thay đổi như thế nào? Giải thích nguyên nhân.
3- Cơ cấu dân số nuớc ta có những thuận lợi và khó khăn ǵ cho phát triển kinh tế xã hội?
4- Nêu biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn đó.
5. Mở rộng:
- Học bài và hoàn thành bài thực hành vào vở.
- Chuẩn bị bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nuớc ta thể hiện như thế nào?
+ Những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xă hội.
Bài trước: Giáo án Địa Lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam