Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Giáo án Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Trình bày được thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, sự phân bố của các ngành đó.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm.
2. Kĩ năng
- Nêu được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế.
- Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng.
- Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Thái độ
- Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Một số tranh ảnh
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
2. Bài mới:
- Các yếu tố tự nhiên, dân cư xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng. Trên cơ sở đó vùng đã phát triển kinh tế như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

+ Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế (cặp) (15 phút)

- Quan sát Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Sử dụng bản đồ tư duy – phụ lục)

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

- Vùng có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp nào?

- Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện

- Ngành công nghiệp nào phát triển nhất?

- Xác định nơi phân bố các ngành công nghiệp đó.

- Học sinh trình bày - Giáo viên chuẩn xác

- Các ngành phát triển:

+ Khai thác khoáng sản: than, sắt ….

+ Năng lượng: Nhiệt điện (Uông Bí 150 MW), thủy điện (Hòa Bình 1920MW), (Sơn La 2400 MW)…

- Các ngành khác: luyện kim (Thái Nguyên), cơ khí (Hạ Long), hóa chất (Việt Trì), công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm

- Tại sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

- Xác định vị trí các nhà máy thủy điện, nhiệt điện

- Xác định vị trí các các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất?

- Việc xây dựng thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa gì?

- Minh họa hình ảnh về thủy điện Hòa Bình?

+ Hoạt động 2: Ngành nông nghiệp (cặp)( 10 phút)

2. Nông nghiệp

- Kể tên các loại cây trồng chủ yếu của vùng?

- Cây lương thực: Lúa, ngô

- Cây công nghiệp: Chè, hồi

- Cây ăn quả: Vải thiều, mận,..

- Nhận xét về cơ cấu cây trồng

- Sản phẩm đa dạng, qui mô tập trung.

- Một số sản phẩm có giá trị: chè, hồi..

- Xác định nơi phân bố cây: chè, hồi.

- Tại sao chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

- Tình hình ngành chăn nuôi của vùng như thế nào?

- Là vùng nuôi nhiều trâu, lợn.

- Chăn nuôi: Đàn trâu (57,3%), lợn (22 %) cả nước

- Trồng rừng phát triển như thế nào?

-Trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp.

- Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào?

- Nông nghiệp của vùng gặp khó khăn trở ngại gì?

+ Hoạt động 3: Dịch vụ (cặp)( 5 phút)

- Xác định những tuyến đường chủ yếu của vùng. Nhận xét

- Hệ thống dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như thế nào?

3. Dịch vụ:

- Dịch vụ thương mại, giao thông, du lịch có nhiều điều kiện phát triển.

- Thế mạnh là du lịch.

+ Hoạt động 4: Các trung tâm kinh tế (cá nhân) (5 phút)

- Tìm trên lược đồ hình 18.1 sách giáo khoa, các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đi đến các thị xã của các tỉnh biên giới Việt Trung và Việt Lào.

- Nêu tên một số hàng hóa truyền thống của Trung du và miền núi Bắc Bộ trao đổi với đồng bằng sông Hồng.

- Tìm trên lược đồ hình 18.1 sách giáo khoa, các cửa khẩu quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.

- Kể tên một số điểm du lịch

- Xác định vị trí địa lý của các trung tâm kinh tế. Nêu các ngành sản xuất đặc trưng của mỗi trung tâm..

V. Các trung tâm kinh tế:

- Thái Nguyên (gang thép)

- Việt Trì (hóa chất)

- Hạ Long (đóng tàu)

IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ngành tiêu biểu nào? Ngành nào phát triển mạnh hơn?
- Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ư nghĩa như thế nào?
2. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập 3 trang 69 sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài 19: Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+Trả lời câu hỏi gợi ý trong bài thực hành.
+ Chuẩn bị com pa, bút ch́ì, thước.
3. Phụ lục
Giáo án Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
4. Rút kinh nghiệm: