Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Giáo án Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu phát triển kinh tế nhất cả nước. Công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định.
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích so sánh số liệu, dữ liệu trong các bảng, lược đồ.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Lược đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Một số tranh ảnh vùng
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Điều kiện tự nhiên Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
- Phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ có những đặc điểm gì?
2. Bài mới:
- Trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập nền kinh tế nước ta với quốc tế. Đông Nam Bộ là một tiềm năng với nhiều thành tựu to lớn, phát triển nhanh chóng cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét chính về tình hình phát triển kinh tế nói chung, sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp nói riêng của vùng kinh tế Đông Nam Bộ.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghiệp (nhóm) (20 phút)

IV. Tình hình phát triển kinh tế

- Nhận xét về cơ cấu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng?

- Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước

- Căn cứ vào bảng 32.1 sách giáo khoa Nhận xét tỉ trọng công nghiệp –xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước? (Công nghiệp đa dạng. )

- Có sự thay đổ rõ rệt so trước ngày giải phóng.

- Trở thành ngành chính.

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Thảo luận nhóm 4 nhóm – 4 phút

- Nhóm 1.2: Quan sát hình 32.2 sách giáo khoa, kể tên các ngành công nghiệp của vùng. (Vùng có những trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều khu công nghiệp nhất)

- Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành như: Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm.

- Một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

- Nhóm 3.4: Dựa vào hình 32.1 sách giáo khoa Hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

- Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh?

- Trung tâm công nghiệp: Thành phố Hò Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu (Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng)

- Học sinh trình bày – nhận xét

- Giáo viên chuẩn xác.

- Sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ còn gặp khó khăn gì? Vì sao?

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về nông nghiệp (cặp)(15 phút)

2. Nông nghiệp

- Dựa vào bảng 32.2 sách giáo khoa, hãy nhận xét về tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước

- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa.. ).

- Nhờ những điều kiện nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn ở nước ta?

- Quan sát bảng 32.2 và hình 32.1 đồng thời vận dụng kiến thức đã học, cho biết vì sao việc sản xuất cây cao su lại tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

- Nhận xét về ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm vùng Đông Nam Bộ?

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp.

- Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế biển?

- Quan sát hình 32.1 sách giáo khoa, tìm vị trí của hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An.

- Khó khăn về mặt tự nhiên đối với nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là gì? Giải pháp khắc phục những khó khăn đó?

- Khó khăn: mùa khô kéo dài gây thiếu nước.

- Giải pháp: Phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước như Dầu Tiếng, Trị An.

- Nêu vai trò của hồ Dầu Tiếng

Rộng 240 km2, chứa 1.5 tỉ m3 nước đảm bảo tưới tiêu cho 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước vào mùa khô ở Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước..

IV. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. Củng cố
- Tình hình sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
- Những thay đổi quan trọng trong kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
2. Dặn dò
- Học bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
+ Hoạt động dịch vụ của vùng phát triển như thế nào?
+ Vùng có những trung tâm kinh tế nào? Đặc điểm phát triển ra sao?
3. Rút kinh nghiệm: