Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

Giáo án Địa Lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.
- Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý.
- Rèn kỹ năng tự tin trình bày trước đám đông, hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực hợp tác, phát biểu trong học tập và say mê nghiên cứu địa lí.
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: năng sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, năng lực phân tích bảng số liệu.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
Kế hoạch bài giảng, sách giáo khoa; bản đồ kinh tế, tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình ảnh về các ngành kinh tế và đoạn video về một số địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.
2. Học sinh
Sách giáo khoa, bài thảo luận, bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức, điểm danh:
1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
Học sinh dựa vào những hình ảnh về các hoạt động kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long, học sinh tìm ra những đặc điểm chính về kinh tế của vùng. Học sinh thông qua kiến thức tìm hiểu từ đó sẽ đi đến nội dung bài học mới.
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
3. Phương tiện
Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế và lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết:
Giáo án Địa Lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Giáo án Địa Lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Bước 2: Học sinh quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế.( 28 phút)
1. Mục tiêu
Biết phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế để nhận biết và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Phương pháp
Phương pháp thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải; kĩ thuật hỏi chuyên gia, học tập hợp tác.
3. Phương tiện
Sách giáo khoa, bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, hình ảnh về các ngành kinh tế và đoạn video về một số địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.
4. Hình thức tổ chức:
Nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

1. Nông nghiệp:

1. Nông nghiệp:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu nhóm 1,2 bốc xăm trình bày.

Bước 2: Đại diện học sinh nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 1: nông nghiệp

* Các nội dung cụ thể:

+ Vai trò của việc sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng.

- Là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta, bình quân 1066,3kg/người.

+ Phân bố

- Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.

- Trồng cây ăn quả có sản lượng lớn và xuất khẩu lớn nhất nước ta.

- Nuôi vịt đàn phát triển.

- Chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

+ Những khó khăn trong phát triển nông nghiệp của vùng.

+ Vai trò của rừng ngập mặn

- Nghề rừng giữ vị trí rất quan trọng.

+ Liên hệ thực tế ở Hội An.

- Cả lớp:

+ Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại học sinh đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho học sinh xem một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng.

2. Công nghiệp:

2. Công nghiệp:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu nhóm 3,4 bốc xăm trình bày.

Bước 2: Đại diện học sinh nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 2: Công nghiệp

* Các nội dung cụ thể:

+ Tỉ trọng

- Chiếm tỉ trọng thấp trong GDP toàn vùng: 20% (2002)

+ Cơ cấu

- Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

+ Ngành nào quan trọng nhất? Tại sao

- Phát triển nhất là chế biến lương thực thực phẩm.

+ Phân bố các ngành công nghiệp.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu tại các thành phố và thị xã.

+ Những khó khăn trong phát triển công nghiệp của vùng?

- Cả lớp:

+ Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại học sinh đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho học sinh xem một số hình ảnh về các ngành sản xuất của vùng.

3. Dịch vụ:

3. Dịch vụ:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu nhóm 5,6 bốc xăm trình bày.

Bước 2: Đại diện học sinh nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 3: Dịch vụ

* Các nội dung cụ thể:

+ Các ngành dịch vụ chủ yếu.

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.

+ Tình hình phát triển của các ngành.

- Bắt đầu phát triển.

+ Những khó khăn trong phát triển các ngành dịch vụ của vùng?

- Cả lớp:

+ Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại học sinh đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho học sinh xem đoạn video về một số địa danh du lịch nổi tiếng của vùng


Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế. (5 phút)
1. Mục tiêu
Nêu tên các trung tâm kinh tế của vùng, biết được Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.
2. Phương pháp
Phương pháp thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải; kĩ thuật hỏi chuyên gia, học tập hợp tác.
3. Phương tiện
Sách giáo khoa, lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, hình ảnh về các Thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
4. Hình thức tổ chức:
Nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên yêu cầu nhóm 7,8 bốc xăm trình bày.

Bước 2: Đại diện học sinh nhóm được trình bày hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần V.

* Các nội dung cụ thể:

+ Các trung tâm kinh tế của vùng

Các thành phố: Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

+ Giới thiệu sơ lược vài nét nổi bật của các trung tâm đó.

+ Trung tâm nào lớn nhất? Vì sao?

- Cả lớp:

+ Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.

+ Đặt câu hỏi để hỏi lại học sinh đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.

Bước 3: Yêu cầu cả lớp nhận xét phần trình bày của đại diện tổ trình bày.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

+ Cho học sinh xem hình ảnh của các trung tâm kinh tế của vùng

C. Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm (3 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
1. Ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. khai thác đá vôi.
B. chế biến lâm sản.
C. chế biến lương thực, thực phẩm.
D. cơ khí
2. Đây là hai tỉnh dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về cả sản lượng lúa và sản lượng thủy sản:
A. Kiên Giang, Cà Mau.
B. An Giang, Đồng Tháp.
C. Kiên Giang, An Giang.
D. Long An, Cà Mau.
D. Mở rộng, vận dụng. :
Câu hỏi: Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Học sinh làm bài tập bản đồ.
- Học sinh chuẩn bị bài thực hành: “ Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất thuỷ sản của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. ”