Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

Giáo án Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
-Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp.
-Biết được sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng.
- Kỹ năng phân tích bản đồ công nghiệp, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
- Xác định trên bản đồ công nghiệp hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Phân tích mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường với hoạt động sản xuất công nghiệp
* Kĩ năng sống:
-Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, bảng số liệu để tìm hiểu về cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta, tình hình phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm
- Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân
3. Thái độ
- Nhận thức được đường lối Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Đảng và nhà nước, những tác động của công nghiệp đối với sự phát triển các ngành kinh tế khác, ý thức học tập góp mình vào công cuộc phát triển.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Hiểu biết thực tế, khai thác thông tin từ bản đồ, biểu đồ.
5. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường
- Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và bảo bệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ công nghiệp Việt nam
- Tài liệu hình ảnh về công nghiệp nước ta
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ 8.
- Tập Atlat địa lí Việt Nam, vẽ trước biểu đồ Hình 12.1
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc vào những nhân tố nào?
- Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
Học sinh gợi nhớ, huy động hiểu biết về các ngành công nghiệp ở nước ta, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để biết về các ngành công nghiệp, tạo hứng thú cho học sinh
-Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta..... kết nối với bài học
2. Phương pháp - kĩ thuật:
Vấn đáp, khai thác kiến thức qua tranh ảnh, gợi mở. Kỹ thuật hợp tác, tự học
3. Phương tiện:
Cá nhân
4. Các bước hoạt động:
-Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về các ngành công nghiệp và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Quan sát các hình dưới đây em hãy cho biết những ngành công nghiệp nào và em biết gì về những ngành công nghiệp đó?.
Giáo án Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 1
Giáo án Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 2
Giáo án Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 3
Giáo án Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 4
-Bước 2: Học sinh quan sát tranh ảnh và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
-Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả, học sinh còn lại nhận xét
-Bước 4: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. CƠ CÂU NGÀNH CÔNG NGHIỆP (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được tình hình phát triển và một số ngành thành tựu của sản xuất công nghiệp
- Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng.
2. Phương pháp:
Sử dụng biểu đồ, sách giáo khoa, đàm thoại, gợi mở, giải quyết vấn đề...
3. Hình thức tổ chức:
Cá nhân, cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kênh chữ và biểu đồ hình 12.1 sách giáo khoa, bản đồ công nghiệp Việt Nam và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

I. Cơ cấu ngành công nghiệp

+ Hệ thống công nghiệp của nước ta gồm các cơ sở nào?

- Cơ cấu ngành đa dạng: có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như chế biến lương thực thực phẩm, khai thác nhiên liệu....

+ Đọc tên các ngành công nghiệp trọng điểm? chiếm tỉ trọng bao nhiêu? Sắp xếp thứ tự các ngành công nghiệp ở nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ?

+Ngành công nghiệp trọng điểm là gì? ( dựa vào bảng tra cứu thuật ngữ)

+Nêu vai trò của ngành công nghiệp trọng điểm?

- Một số ngành công nghiệp trọng điểm được hình thành.

+Em có nhận xét gì về các ngành công nghiệp ở nước ta?

- Ngành công nghiệp nước ta phát triển nhanh.

+ Xác định vùng tập trung công nghiệp ở nước ta?

- Phân bố: tập trung ở một số vùng như Đông nam bộ, đồng bằng sông Hồng

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc ghi vào giấy nháp, giáo viên phải quan sát theo dõi.

Bước 3: Trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức.


Hoạt động 2. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM (17 phút)
1. Mục tiêu:
- Biết được sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm
- Phân tích bản đồ công nghiệp, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
2. Phương pháp:
Sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ.....
3. Hình thức tổ chức:
Thảo luận nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên yêu và học sinh quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam, phân nhóm thảo luận theo nội dung:

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm:

+ Nhóm 1,2: Tên khoáng sản nhiên liệu, nơi phân bố, sản lượng khai thác?

1. công nghiệp khai thác nhiên liệu: phân bố ở Quảng Ninh (than), thềm lục địa phía Nam (dầu khí)

+ Nhóm 3,4: Kể tên các nhà máy thủy điện, nhiệt điện? Nơi phân bố? Tình hình phát triển?

* Nhận xét về nơi phân bố của 2 ngành thủy điện và nhiệt điện?

2. Công nghiệp điện:

-Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, ….

-Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, …..

+ Nhóm 5,6: Tên các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, tỉ trọng, nơi phân bố?

* Tại sao ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất?

3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: phân bố ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng

+ Nhóm 7,8: Tình hình phát triển, nơi phân bố của ngành công nghiệp dệt may?

* Tại sao ngành dệt may lại phân bố ở những tỉnh, thành phố đó?

4. Công nghiệp dệt may: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.

Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận theo nội dung, giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

Bước 3: Học sinh các nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.

Và lồng ghép bảo vệ môi trường và liên hệ thực tế ở địa phương..


Hoạt động 3. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN (4 phút)
1. Mục tiêu:
- Học sinh phân biệt được các trung tâm công nghiệp và các vùng tập trung công nghiệp
- Xác định trên bản đồ công nghiệp hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Phương pháp:
Vấn đáp qua bản đồ, kỹ thuật gợi mở
3. Hình thức tổ chức:
Cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

-Bước 1: Giáo viên treo bản đồ công nghiệp và yêu cầu học sinh quan sát, xác định trung tâm công nghiệp và các khu vực công nghiệp lớn ở nước ta.

-Bước 2: Học sinh quan sát bản đồ và tìm nơi phân bố

-Bước 3: Học sinh lên bảng xác định trên bản đồ.

-Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.

III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN:

- Trung tâm công nghiệp lớn: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- Khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

C. Luyện tập, vận dụng.
Bài 1: chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị công nghiệp (năm 2002)
A. công nghiệp điện.
B. công nghiệp dệt may.
C. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng (thủy điện) phát triển dựa trên cơ sở tài nguyên nào?
A. Khoáng sản kim loại.
B. Khoáng sản năng lượng.
C. Khoáng sản phi kim loại.
D. Thủy năng của sông suối.
Câu 3: Tên nhà máy nhiệt điện chạy bằng than là
A. Phả Lại
B. Phú Mỹ
C. Bà Rịa
D. Thủ Đức
Bài 2: Xác định trên bản đồ tên các ngành công nghiệp ở hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
D. Mở rộng:
- Giáo viên sử dụng bản đồ trống yêu cầu học sinh: Điền các trung tâm công nghiệp như QUẢNG NINH, THÁI NGUYÊN, HẢI PHÒNG, HÀ NỘI, Thành phố HỒ CHÍ MINH …
- Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng giai đoạn 2000-2007 (Đơn vị nghìn tỉ đồng)

Năm

2000

2007

Dệt may

16,1

52,7

Giày da

8,9

27,2

Giấy in, văn phòng phẩm

6,2

16,2

Dựa vào bảng số liệu, hãy trả lời câu hỏi sau đây:
Cho biết giá trị sản xuất ngành công nghiệp hàng tiêu dùng từ năm 2000-2007 tăng bao nhiêu nghìn tỉ đồng?
A. 10
B. 18,3
C. 36,6
D. 64,9
- Sưu tầm tranh ảnh, các tư liệu về 1 số ngành công nghiệp ở địa phương em.
- Làm bài tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài mới: về nhà trả lời các câu hỏi in nghiêng có trong bài 13.