Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 41: Địa lí tỉnh thành phố

Giáo án Địa Lí 9 Bài 41: Địa lí tỉnh thành phố

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên của Hà Nội như: vị trí địa lí, sự phân chia hành chính và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
- Nắm được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng
Phát triển năng lực nhận thức vào thực tế những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với địa phương trong sản xuất, quản lí xã hội…
3. Thái độ
Giúp cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Ổn định tổ chức, điểm danh
2. Kiểm tra
3. Giáo viên
Bản đồ hành chính Việt Nam, tư liệu thành phố Hà Nội.
4. Học sinh
Tài liệu địa lí Hà Nội, xem và soạn bài trước bài ở nhà. Tìm hiểu vị trí và đặc điểm tự nhiên của thành phố Hà Nội.
III. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ
Quan sát hình 40.1 sách giáo khoa hãy nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và ngành chế biến dầu khí ở nước ta?
2. Bài mới
* Dựa vào sách giáo khoa trang 146.
* Tiến trình bài dạy
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

*. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của thành phố Hà Nội.

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

-Giáo viên dùng bản đồ hành chính Việt Nam giới thiệu về vị trí của thành phố Hà Nội.

1. Vị trí và lãnh thổ

Hỏi: Dựa vào lược đồ thành phố Hà Nội, hãy xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của thành phố?

Học sinh: Trả lời

- Giáo viên nhận xét và bổ sung.

- Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng.

- Giáp 8 tỉnh:

+ Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

+ Phía Tây giáp: Hoà Bình, Phú Thọ.

+ Phía Nam giáp: Hà Nam, Hoà Bình.

+ Phía Đông giáp: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Hỏi: Cho biết diện tích của thành phố?

Học sinh: Đứng thứ 42. Dân số đứng thứ 2.

Giáo viên mở rộng: Là một trong 17 thành phố và thủ đô lớn trên 3000 km2. Là 1 trong 16 thủ đô có dân số trên 6 triệu người.

- Diện tích: 3344.7 km2 (năm 2009).

Hỏi: Vị trí địa lí của thành phố Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Học sinh: Là thủ đô nước ta. Trung tâm đầu não chính trị, hành chính, kinh tế.

Là đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta.

- Ý nghĩa: vai trò thúc đẩy sự phát triển của vùng cũng như cả nước.

Hỏi: Cho biết quá trình thành lập thành phố?

Giáo viên: Giới thiệu về quá trình hình thành thủ đô Hà Nội:

- Thành lập năm 1010 do Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và lấy tên là Thăng Long.

- 1428: Lê Lợi lên làm vua và đổi tên thành Đông Đô.

- Năm 1805 vua Gia Long đổi tên thành Thăng Long.

- Năm 1831: Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội.

- Năm 1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Thành phố Hà Nội.

- Năm 1945 Cách mạng tháng tám thành công Hà Nội trở thành thủ đô Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ngày 1 – 8 – 2008 Hà nội được mở rộng về qui mô diện tích với việc sát nhập Hà Nội cũ với Hà Tây và huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 6 xã của Hoà Bình đây là đợt mở rộng với qui mô lớn nhất.

2. Sự phân chia hành chính

- Hà Nội được hình thành từ năm 1010.

- Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công Hà Nội trở thành thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Sau 1000 năm thành lập qua nhiều lần đổi tên và thay đổi về quy mô, diện tích.

- Ngày 1 – 8 – 2008: Hà Nội được mở rộng về quy mô, diện tích lớn nhất.

Hỏi Dựa vào lược đồ của thành phố hãy nêu và xác định các đơn vị hành chính của thành phố?

2. Sự phân chia hành chính

- Gồm: 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã.

- Hà Nội là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.

*. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Hỏi: Dựa vào lược đồ cho biết đặc điểm địa hình ở thành phố:

Có dạng địa hình nào? Phân bố ở đâu?

Học sinh: Trả lời

1. Địa hình: chia làm 2 bộ phận:

- Vùng đông bằng thấp và khá bằng phẳng có nhiều vùng trũng ở các quận, huyện, thị xã nội thành.

- Vùng đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây: Ba Vì, dải núi đá vôi thuộc huyện Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức.

Hỏi: Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triến kinh tế xã hội của tỉnh như thế nào?

- Ý nghĩa: Là địa bàn thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, dân cư đông đúc.

-Liên hệ đến địa hình của huyện nhà.

Học sinh: Trả lời.

Khó khăn: Vùng trũng ngập úng trong mùa lũ, đồi núi thiếu nước.

Hỏi: Nêu các nét đặc trưng về khí hậu của thành phố (nhiệt độ, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa)?

Giáo viên: mở rộng thêm về tính thất thường của khí hậu.

-Thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Nhiệt độ trung bình: 240 C

+ Lượng mưa trung bình năm: > 14000 mm/năm.

+ Có 2 mùa gió:

Gió mùa mùa đông: 10 – 4 năm sau: Mùa đông lạnh, mưa ít.

Gió mùa mùa hạ: tháng 5 – 9: Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều

Hỏi: Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống?

( phân tích thuận lợi và khó khăn).

- Thời tiết thất thường.

- Ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Liên hệ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Học sinh: Thuận lợi

- Nông nghiệp phát triển quanh năm.

- 2 vụ lúa 1 năm, phát triển cây vụ đông.

Khó khăn: ngập úng lụt, hạn hán vào mùa khô. Sâu bệnh phát triển. Bão và mưa lớn.

Hỏi: Cho biết mạng lưới sông ngòi và đặc điểm chính của sông ngòi ở thành phố ta?

Giáo viên: Lên bảng xác định hệ thống sông Hồng? Các hồ chứa nước?

Học sinh: Xác định trên bản đồ?

3. Thủy văn

-Mạng lưới sông ngòi day đặc, với nhiều khúc sông lớn chẩy qua, - - Chế độ nước theo 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ: từ tháng 5,6 – 10 cao nhất tháng 8.

+ Mùa cạn dài hơn: 7 tháng, lưu lượng nước thấp nhất tháng 3.

Hỏi: Vai trò của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống như thế nào?

- Có vai trò quan trọng: cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt, có giá trị về giao thông thủy lợi, thủy sản, du lịch.

Chuyển tiếp sang ý 4.

Hỏi: Hà Nội có các loại đất nào? Đặc điểm và phân bố ra sao?

Học sinh: Trả lời

4. Thổ nhưỡng (đất)

a. Các nhóm đất: Bao gồm 4 nhóm:

+ Đất phù sa trong đê: phân bố đều khắp các huyện.

+ Đất phù sa ngoài đê: ở các bãi bồi ven sông.

+ Đất bạc màu: 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn.

+ Đất đồi núi: ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất…

Hỏi: Nêu ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất?

Học sinh: Thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hành năm, cây ăn quả … … …

- Ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Hỏi: Sử dụng đất cần chú ý vấn đề gì?

Học sinh: Trả lời.

Hỏi: Cho biết hiện trạng cơ cấu sử dụng đất hiện nay như thế nào?

b. Cơ cấu sử dụng đất

- Đất nông nghiệp: 58.7%

- Đất phi nông nghiệp: 35.3%

- Đất chưa sử dụng: 6%.

Hỏi: Nêu 1 vài nét chính về tài nguyên sinh vật của thành phố?

5. Tài nguyên sinh vật

Rất phong phú và đa dạng:

- Thảm thực vật rừng nguyên sinh: khoảng 2000 ha.

- Rừng thứ sinh và rừng trồng: Ba Vì, Sóc Sơn, Mĩ Đức.

- Hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng.

Hỏi: Trình bày 1 số hiểu biết của em về vườn quốc gia Ba Vì?

Học sinh: dựa vào vốn hiểu biết trả lời

Hỏi: Cho biết Hà Nội có những loại khoáng sản nào và phân bố ra sao?

6. Khoáng sản

Tương đối phong phú và đa dạng:

- Khoáng sản nhiên liệu

- Khoáng sản kim loại đen

- Khoáng sản vật liệu xây dựng

Hỏi: Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển của các ngành kinh tế?

Học sinh: Là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

Giáo viên: Nếu là 1 hướng dẫn viên du lịch của thành phố em sẽ giới thiệu những tiềm năng du lịch nào?

Học sinh: giới thiệu

7. Tài nguyên du lịch: Có tiềm năng rất lớn.

Giáo viên: Hãy nêu nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của thành phố trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố?

Học sinh: Dựa vào sách giáo khoa trả lời.


3 Củng cố:
- Cho học sinh làm bài tập: Xác định các đơn vị hành chính của tỉnh trên lược đồ trống (vẽ sẵn).
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
4. Dặn dò:
- Về nhà học các em học kĩ bài, vận dụng kiến thức bài học để làm phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa.
- Hướng dẫn học sinh xem và soạn trước bài 42.