Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

Giáo án Địa Lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế - xã hội.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.
- Nhận biết được vai trò các trung tâm kinh tế vùng.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích và giải thích được một số vấn đề bức xúc ở Tây Nguyên.
- Kỹ năn đọc biểu đồ, lược đồ để khai thác thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc và phân tích biểu đồ, năng lực sử dụng tranh ảnh, lược đồ.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ kinh tế của vùng Tây Nguyên
- Một số tranh ảnh vùng
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ 9.
- Một số tranh ảnh của vùng (tự sưu tầm), Biểu đồ hình 29.1.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
Giúp học sinh nhận biết tình hình kinh tế của vùng Tây Nguyên. Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế của vùng.
2. Phương pháp - kĩ thuật
Phương pháp trực quan - Cá nhân.
3. Phương tiện
Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên.
4. Các bước hoạt động
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp lược đồ và nêu câu hỏi
+ Bước 2: Học sinh quan sát lược đồ.
+ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
+ Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
Quan sát lược đồ cho biết trong 7 vùng kinh tế vùng nào của nước ta không giáp biển? Từ đó giáo viên khởi động bài mới:
- Một vùng đất duy nhất của nước ta không có đường bờ biển, nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế - xã hội.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các thành phố đang phát huy vai trò là các trung tâm kinh tế lớn của vùng. Vậy điều ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tình hình phát triển kinh tế (Thời gian: 25 phút)
1. Mục tiêu
-Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.
2. Phương pháp:
Trực quan, thảo luận, đàm thoại, sử dụng bảng số liệu, kết hợp kênh hình, kênh chữ sách giáo khoa Địa lí 9.
3. Hình thức tổ chức:
Thảo luận nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:

Cho học sinh quan sát hình 29.1 sách giáo khoa, lược đồ: vùng Tây Nguyên, bảng 29.1, hình 29.3 và một số tranh ảnh học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo nhóm:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp:

Nhóm 1: Dựa vào hình 29.1 sách giáo khoa:

- Hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước.

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

- Tại sao sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Cây công nghiệp: Cà phê, cao su, chè... phát triển mạnh, đem lại hiệu qủa kinh tế cao.

- Hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè, ở Tây Nguyên?

- Ngoài cây công nghiệp vùng còn trồng những loại cây nào và chăn nuôi gì nữa?

- Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc lớn, trồng hoa, rau... được chú trọng phát triển.

Nhóm 2: Dựa vào bảng 29.1 sách giáo khoa, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. Vì sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất?

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh.

+ Tập trung chủ yếu ở Đăk Lắk, Lâm Đồng.

- Nhận xét về tình hình sản xuất lâm nghiệp các tỉnh ở Tây Nguyên.

- Lâm nghiệp có sự chuyển hướng quan trọng: Kết hợp khai thác, trồng mới, bảo vệ rừng, gắn khai thác với chế biến.

Độ che phủ rừng 54,8% (năm 2003), cao nhất nước

- Trong sản xuất nông nghiệp vùng còn gặp phải những khó khăn gì?

Nhóm 3: Dựa vào kênh chữ và bảng 29.2

2. Công nghiệp

- Nhận xét về tình hình phát triển công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Tốc độ phát triển nhanh nhưng c̣òn chậm so với mức trung bình của cả nước

- Tỉ trọng công nghiệp ở Tây Nguyên năm 2002 so cả nước như thế nào?

- Chiếm tỉ lệ thấp chỉ đạt 0.9 % so với cả nước (Năm 2002).

- Xác định vị trí của nhà máy thủy điện Yaly trên sông Xêxan và nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.

- Các ngành công nghiệp phát triển: thủy điện, chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh

Nhóm 4: Dựa vào kênh chữ và hiểu biết của mình cho biết:

- Hoạt động dịch vụ ở Tây Nguyên phát triển như thế nào?

- Có chuyển biến nhanh.

- Quan sát hình 29.4 sách giáo khoa: Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ ở Tây Nguyên

- Xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 cả nước.

+ Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên.

- Cho biết phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên?

- Du lịch: sinh thái, văn hóa.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, học sinh khác bổ sung

Bước 4: giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức


Hoạt động 2. Các trung tâm kinh tế của vùng (10 phút)
1. Mục tiêu
Xác định và nhận biết được vai trò của các trung tâm kinh tế lớn của vùng
2. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với đàm thoại
3. Hình thức tổ chức:
Cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:

- Dựa vào hình 29.2 sách giáo khoa, hãy xác định vị trí của các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt.

V. Các trung tâm kinh tế

- Những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên

- Cho biết chức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: đại diện các cặp đôi trình bày, học sinh khác bổ sung

Bước 4: giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

C. Luyện tập, vận dụng:
- Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp?
- Vì sao Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch?
Bài tập trắc nghiệm Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
1. Cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên
A. cà phê.
B. chè.
C. cao su.
D. dâu tằm.
2. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. đất bạc màu.
B. mùa khô kéo dài.
C. nhiều sương muối.
D. nhiệt độ không ổn định.
3. Trung tâm công nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học ở vùng Tây Nguyên
A. Đà Lạt.
B. PlâyKu
C. Buôn Ma Thuột.
D. Kom Tum
D. Mở rộng
- Học bài và làm bài tập cuối bài
- Chuẩn bị bài 30: Thực hành.
+ Trả lời câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.