Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Giáo án Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
- Kiến thức: Học sinh biết địa hình Tây Nguyên là các cao nguyên ba dan.
- Mục tiêu: Mục II (bộ phận)
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng xác định trên lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phân tích lược đồ tự nhiên, bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng Tây Nguyên.
3. Thái độ
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường; tinh thần đoàn kết các dân tộc
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác; ...
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, bảng số
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Thu thập và xử lí thông tin từ bản đồ/lược đồ, bảng số liệu, bảng thống kê (Hoạt động 1, Hoạt động 2, Hoạt động 3)
- Giao tiếp; trình bày suy nghĩ, ý tưởng; lắng nghe phản hồi tích cực; hợp tác làm việc theo nhóm (Hoạt động 2, Hoạt động 3)
III. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên.
- Tranh ảnh về phong cảnh đẹp và văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập
IV. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh gợi nhớ một số đặc điểm vùng Tây Nguyên, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để biết được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng; từ đó tạo hứng thú tìm hiểu các đặc điểm của vùng.
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về vùng Tây Nguyên để giáo viên kết nối với bài học.
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện
Một số tranh ảnh về vùng Tây Nguyên.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về vùng Tây Nguyên cho học sinh quan sát
Giáo án Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 1
Giáo án Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 2
Giáo án Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 3
Giáo án Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất
Hình 4
Em cho biết các hình ảnh trên là nét đặc trưng của vùng nào ở nước ta? Em hãy nêu hiểu biết của mình qua các ảnh trên?
Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nhận biết, xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. (10 phút)
1. Phương pháp:
Hoạt động cá nhân; Sử dụng bản đồ treo tường, sách giáo khoa.
2. Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu:

* Học sinh làm việc cá nhân

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Quan sát hình 28.1 Sách giáo khoa/ trang 102 kết hợp lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên, hãy xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng?

Học sinh: Dựa hình 28.1 sách giáo khoa và lược đồ xác định vị trí của vùng.

Trả lời: - Giáp Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, giáp các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ

- Tiếp giáp: Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

- So với các vùng khác vị trí Tây Nguyên có đặc điểm gì đặc biệt?

- Là vùng duy nhất không giáp biển

- Là vùng duy nhất không giáp biển

-Tây Nguyên gồm những tỉnh nào, diện tích, dân số bao nhiêu?

Trả lời:

+ Kon Tum, Gia Lai, Đăk-Lăk, Đăk-Nông và Lâm Đồng.

+ Diện tích: 54 475 km²

+ Dân số: 4,4 triệu người (2002)

-Hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

- Học sinh trả lời

- Ý nghĩa:

+ Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm

+ Có mối liên hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Cam-pu-chia.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội (Thời gian: 13 phút)
1. Phương pháp:
Phương pháp sử dụng lược đồ, sách giáo khoa, tranh ảnh Hình 28.2/ trang 103. Kỹ thuật thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức:
Cá nhân và nhóm
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhNội dung chính

* Hoạt động cá nhân

* Học sinh hoạt động cá nhân

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Bước 1: Giáo viên yêu cầu Quan sát hình 28.1 - sách giáo khoa kết hợp lược đồ tự nhiên, nêu câu hỏi:

- Cho biết từ Bắc-Nam có những cao nguyên nào? Nguồn gốc hình thành?

- Xác định: Có 6 cao nguyên xếp tầng kề sát nhau…

+ Hình thành do sự phun trào mắc ma giai đoạn tân kiến tạo.

- Đặc điểm:

+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăc, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh

- Xác định các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy qua những vùng địa hình nào về đâu?

Các con sông của vùng chảy theo những hướng nào?

Trả lời: sông: Xê-Xan, Xrê-pôk, Đồng Nai, sông Ba… chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia.

- Sông chảy theo 2 hướng

+ Nơi đầu nguồn của các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận: Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai, sông Ba.

- Quan sát bảng 28.1- Sách giáo khoa, cho biết một số tài nguyên thiên nhiên của vùng?

- Học sinh dựa vào bảng 28.1 sách giáo khoa trả lời

+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên

Bước 2: Học sinh quan sát, làm việc cá nhân

Giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung

* Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành…

Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của học sinh, kết luận nội dung

*Mở rộng: Các cao nguyên badan có độ cao khác nhau. Trung bình 500- 1500m do cường độ hoạt động của các núi lửa khác nhau.

- Cho học sinh quan sát tranh cao nguyên ba dan,

- Học sinh quan sát

* Hoạt động nhóm: (3 phút)

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế-xã hội?

- Học sinh thảo luận nhóm

- Thuận lợi:

+ Đất ba dan chiếm diện tích lớn nhất cả nước

+ Rừng tự nhiên còn khá nhiều

+ Khí hậu cận Xích Đạo

+ Trữ năng thủy điện khá lớn

+ Khoáng sản: Bô xít trữ lượng lớn

+ Cảnh đẹp thiên nhiên

=> Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi phát triển kinh tế đa ngành.

- Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô.

- Xác định các vùng đất ba dan, các mỏ bô xít?

Nêu một số cảnh đẹp nổi tiếng ở Tây Nguyên? (Cho Học sinh quan sát một số tranh ảnh: Đà Lạt, Núi Lang-bi-ang…)

*MT:

+ Cho biết một số khó khăn của vùng?

+ Biện pháp khắc phục khó khăn trên?

- Khó khăn: mùa khô kéo dài

Mùa khô kéo dài, thiếu nước, phá rừng, săn bắn động vật quý... Bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước chính cho Tây Nguyên và các vùng lân cận. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác hại của thiên tai.

Bước 2: Học sinh thảo luận theo yêu cầu

Giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của học sinh, kết luận nội dung

Đất badan, rừng tự hiện còn nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ năng thủy điện khá lớn, bô xít trữ lượng lớn…

+ Liên hệ cháy rừng ở địa phương, biện pháp…

*MT: Khí hậu cận xích đạo, có mùa khô dài từ tháng 10 đến tháng 4,5 năm sau. Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước cho Tây Nguyên và các vùng lân cận, bảo vệ môi trường sinh thái vùng lãnh thổ rộng lớn phía nam và lưu vực sông Mê Công...

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng. (Thời gian: 10 phút)
1. Phương pháp:
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê. Nêu vấn đề, trình bày suy nghĩ.
2. Hình thức tổ chức:
Cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu:

- Dựa vào sách giáo khoa cho biết dân cư Tây Nguyên có đặc điểm gì nổi bật?

- Trả lời: Nhiều dân tộc, có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng, bản sắc văn hóa phong phú.

- Đặc điểm:

+ Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho

- Mật độ dân số và phân bố dân cư của Tây Nguyên có đặc điểm gì?

- Trả lời: Thưa dân nhất nước ta

+ Vùng thưa dân nhất nước ta

Phân bố dân cư không đều. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị, ven đường giao thông và các nông, lâm trường.

- Đặc điểm dân cư, xã hội Tây Nguyên có những thuận lợi gì

- Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Quan sát bảng 28.2 sách giáo khoa, so sánh các chỉ tiêu của Tây Nguyên so với cả nước?

Trả lời: Học sinh dựa vào bảng 28.2 sách giáo khoa để so sánh

- Hỏi: Đặc điểm dân cư, xã hội Tây Nguyên có khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?

Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn.

- Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.

Hỏi: Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống người dân?

- Học sinh trả lời

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế.

+ Xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân.

+ Ngăn chặn phá rừng, bảo vệ đất, rừng.

Bước 2: Học sinh làm việc theo yêu cầu

Giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Giáo viên: Giới thiệu một số nét sinh hoạt, phong tục của một số dân tộc Tây Nguyên. (tranh ảnh)

Mở rộng: Bản sắc văn hóa nhiều nét đặc thù. Năm 2005 không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của học sinh, kết luận nội dung

Mở rộng: Vì sao thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao hơn cả nước nhưng lại có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước?

- Sự chênh lệch giàu - ngèo quá lớn

*Giáo dục tinh thần đoàn kết: Ổn định chính trị, xã hội là mục tiêu hàng đầu (Các dân tộc ít người ở Tây Nguyên có trình độ dân trí thấp, dể bị các phần tử phản động dụ dỗ, mua chuộc, lợi dụng tôn giáo lôi kéo, gây rối. (Bạo loạn Tây Nguyên 2004... )

- Hiện nhà nước rất quan tâm đầu tư đổi mới, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

C. Luyện tập
- Xác định vị trí, giới hạn của Tây Nguyên trên lược đồ và cho biết ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Trình bày đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên?
- Khó khăn về dân cư, xã hội vùng Tây Nguyên là gì?
- Làm bài tập: (bảng phụ)
A (Vùng kinh tế)B (Đặc điểm)Kết quả

1. Trung du và miền núi Bắc Bộ

2. Đồng bằng sông Hồng

3. Bắc Trung Bộ

4. Duyên Hải Nam Trung Bộ

5. Tây Nguyên

a. Diện tích đồng bằng lớn, phù sa màu mỡ

b. Hai di sản thế giới: Phong Nha- Kẻ Bàng, cố đô Huế

c. Tài nguyên thiên nhiên phong phú

d. Mỏ than có trữ lượng lớn

e. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.

1+ d

2+ a

3+ b

4+ e

5+ c

D. Mở rộng, vận dụng. :
- Tìm hiểu những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên;
- Nắm vững nội dung kiến thức bài
Học bài, làm bài tập;
- Chuẩn bị bài mới: “Vùng Tây Nguyên” (tiếp theo)
10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 28 - ĐỊA LÍ 9
NHẬN BIẾT
Câu 1. Vùng Tây Nguyên có diện tích là
A. 44254 km2.
B. 54275 km2.
C. 23550 km2.
D. 39734 km2.
Câu 2. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất vùng Tây Nguyên?
A. Badan.
B. Phù sa.
C. Fealit.
D. Đất mặn.
Câu 3. Khoáng sản chiếm trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là
A. sắt.
B. bôxit.
C. than đá.
D. mangan.
Câu 4. Ở vùng Tây Nguyên, độ che phủ rừng cao nhất ở tỉnh
A. Gia Lai.
B. Kon Tum.
C. Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng.
THÔNG HIỂU
Câu 5. Vị trí vùng Tây Nguyên giáp với
A. Lào, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Lào, Campuchia, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
C. Lào, Campuchia, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Lào, Campuchia, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6. Vùng Tây Nguyên có khí hậu mát mẻ là do
A. nằm sát biển.
B. gần đường xích đạo.
C. địa hình cao
D. chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam.
Câu 7. Loại đất badan vùng Tây Nguyên thích hợp với loại cây trồng nào nhất?
A. Mía, bông.
B. Chè, lúa.
C. Cà phê, cao su.
D. Hồ tiêu, thuốc lá.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 8. Ở vùng Tây Nguyên, tỉnh nào nằm giáp với 2 nước Lào, Campuchia?
A. Gia Lai.
B. Kon Tum.
C. Đắk Lắk.
D. Đắk Nông.
Câu 9. Các phong cảnh đẹp nào sau đây thuộc hoàn toàn vùng Tây Nguyên?
A. Hồ Lắk, Biển Hồ.
B. Đà Lạt, Sầm Sơn.
C. Biển Hồ, Sa Pa.
D. Núi Lang biang, Mũi Né.
VẬN DỤNG CAO
Câu 10. Ổn định chính trị xã hội là mục tiêu hàng đầu trong dự án phát triển ở Tây Nguyên là do
A. mật độ dân cư thưa thớt.
B. nhiều dân tộc ít người sinh sống.
C. tài nguyên thiên nhiên phong phú, bô xít trữ lượng lớn.
D. nhiều dân tộc ít người sinh sống, trình độ dân trí thấp.