Giáo án: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tập luyện nhận diện và đánh giá văn bản phân tích Hỏi: Tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Vận dụng như thế nào? Hỏi: Chỉ ra các khía cạnh được phân tích ở đoạn văn (a) và trình tự phân tích ở đoạn (b)? Tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Vận dụng như thế nào? | I. Nhận diện và đánh giá văn bản phân tích 1. Bài tập 1: a. Đoạn a - Luận điểm: "Thơ hay cả hồn lẫn xác đến hay cả bài…" - Trình tự phân tích: + Thứ nhất: Cái hay thể hiện ở các làn điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng… + Thứ hai: Cái hay thể hiện ở các cử động: Sóng gợn tí, lá đưa vèo… + Thứ ba: Cái hay thể hiện ở các vần thơ: Không phải chỉ giỏi ở các tử vận hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa chữ, tự nhiên, không non ép b. Đoạn b: Luận điểm và trình tự phân tích - Luận điểm "Mấu chốt của thành đạt là ở đâu" - Trình tự phân tích: + Do nguyên nhân khách quan (Đây là điều kiện cần): Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú + Do nguyên nhân chủ quan (Đây là điều kiện đủ): Tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập nhận diện và đánh giá văn bản phân tích Hỏi: Thế nào là học qua loa, đối phó? | II. Thực hành phân tích một vấn đề * Bài tập 2 1. Học qua loa có những biểu hiện sau: + Học không có đầu có cuối, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một chút… + Học cốt chỉ nhằm khoe mẽ có bằng nọ, bằng kia…. |
Hỏi: Nêu những biểu hiện của học đối phó? | 2. Học đối phó có những biểu hiện sau: - Học cốt để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không la mắng, chỉ lo giải quyết việc trước mắt. - Kiến thưc phiến diện hời hợt… |
Hỏi: Phân tích bản chất của lối học đối phó? | 3. Bản chất: - Có hình thức học tập như: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi cũng có bằng cấp. - Không có thực chất, đầu óc rỗng tuếch, không có kiến thức … |
Hỏi: Nêu tác hại của lối học đối phó? | 4. Tác hại: - Đối với xã hội: Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt. - Đối với bản thân: Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập… |
Hỏi: Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách? | * Bài tập 3: Thực hành phân tích một văn bản * Dàn ý: - Sách là kho tàng về tri thức được tích lũy từ hàng nghìn năm của nhân loại - Vì thế, bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách. Đọc sách để tích luỹ tri thức, chuẩn bị hành trang trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới, để kế thừa các thành quả mà thế hệ đi trước để lại, rèn luyện tính cách, học làm người. - Tri thức trong sách bao gồm những tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. - Càng đọc sách càng thấy tri thức của nhân loại là mênh mông. |
- Thực hành tổng hợp Yêu cầu: Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài "Bàn về đọc sách" | ⇒ Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả. |