Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể loại tuỳ bút thời trung đại.
- Cuộc sống xa hoa vô độ của vua chúa và sự sách nhiễu dân chúng của quan lại dưới thời Lê-Trịnh.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kỳ trung đại ở “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc hiểu một văn bản tuỳ bút thời trung đại. Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh.
3. Thái độ
- Biết phê phán lối sống xa hoa tầm thường không vì dân.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng ngữ văn 9...
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời các câu hỏi sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương?
Câu 2: Cảm nghĩ của em gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây?
3. Bài mới
- Dưới thời Lê - Trịnh xa hội phong kiến bắt đầu suy tàn, vua chúa ăn chơi hưởng lạc không chăm lo đến đời sống nhân dân, không những thế chúng còn sách nhiễu gây bao phiền toái cho nhân dân. Tất cả hiện thực đõ đã được tác giả Phạm Đình Hô ghi lại trung thực, đầy ấn tượng về một thời lịch sử của đất nước trong văn bản “Chuyện cũ… chúa Trịnh”.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt đông 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích

- Giáo viên đọc mẫu

- Hướng dẫn đọc.

- Mời học sinh đọc văn bản

Hỏi: Trình bày vài nét về tác giả Phạm Đình Hổ?

I. Đọc tìm hiểu chú thích

1. Chỉ dẫn đọc:

2. Chú thích

a. Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiều tục gọi là Chiêu Hổ.

- Người làng Đan Loan- huyện Đường An- Hải Dương nay là xã nhân Quyền - huyện Bình Giang - Hải Dương

- Là một nho sĩ, ông sống vào thời buổi loạn lạc nên có tư tưởng ẩn cư và sáng tác văn chương → Ông để lại nhiều công trình khảo cứu thuộc các lĩnh vực xã hội có giá trị.

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm: Vũ Trung…và đoạn trích?

- Yêu cầu học sinh lưu ý các chú thích 7,8,13,14

b. Tác phẩm: - “Vũ trung tuỳ bút” ra đời vào đầu thế kỷ XI X gồm 88 mẩu truyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút. Ông bàn về các thứ nghi lễ, phong tục, tập quán... Ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm vừa có giá trị văn chương vừa có giá trị địa lí, lịch sử, xã hội học.

- “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”là một trong 88 mẩu chuyện của “Tuỳ bút Vũ Trung” ghi lại chân thực những việc sảy ra trong phủ chúa của tác giả.

c. Giải nghĩa từ khó:

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:

Hỏi: Xác định thể loại?

Hỏi: Cho biết bố cục và nội dung chính của văn bản?

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể loại: Tuỳ bút trung đại

2. Bố cục:

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: ; Từ đầu ⇒ triệu bất tường → Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương (Trịnh Sâm)

+ Phần 2 (còn lại): Đám hoạn quan thừa gió bẻ măng.

Hỏi: Nêu các chi tiết nói về sở thích của chúa? Các chi tiết nói về cuộc sống của chúa trịnh và vua quan?

Hỏi: Thực chất của các cuộc đi chơi đó là gì?

3. Phân tích:

a. Cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh và bọn quan lại:

- Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí hao tốn tiền của.

- Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp.

- Tổ chức những cuộc dạo chơi bày trò tiêu khiển lố nhăng, tốn kém.

(Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên)

- Thu tìm cây cảnh, chim thú quý hiếm

(thực chất là cướp bóc của quý hiếm trong thiên hạ)

Hỏi: Tác giả đã miêu tả cảnh vật và âm thanh trong phủ chúa như thế nào?

Hỏi: Theo thời gian cảnh vật và âm thanh ấy khiến cho những người có học cảm nhận như thế nào?

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về thái độ kể chuyện của tác giả?

Hỏi: Tác giả đã sử dụng những biệt pháp nghệ thuật nào để kể chuyện?

Hỏi: Từ đó em tưởng tượng như thế nào về vương triều nhà chúa Trịnh?

- Giáo viên giảng bình, chốt kiến thức.

* Phủ chúa:

- Cảnh vật cây cối um tùm.

- Đêm về âm thanh gợi cảm giác ghê rợn, lạnh lẽo, tan tác, đau thương.

- Một cảm giác như báo trước về sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”.

- Thái độ của tác giả: chân thực khách quan, miêu tả sinh động. phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến Trịnh-Lê.

- Nghệ thuật: So sánh, liệt kê, miêu tả.

* Tác giả đã khắc hoạ rõ nét cuộc sống ăn chơi xa đoạ vô độ của vua chúa, quan lại thời Lê- Trịnh.

Hỏi: Nêu các thủ đoạn mà bọn hầu cận sử dụng để sách nhiễu dân chúng?

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về hành động trên của bọn chúng?

Hỏi: Người dân phải đối phó với chúng bằng cách nào?

Hỏi: Nêu các biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng? Cho biết tác dụng của các biện pháp đó?

Hỏi: Cách kết thúc có gì đặc biệt?

Hỏi: Ý nghĩa của đoạn văn dẫn truyện ở cuối văn bản?

Hỏi: Bộ mặt xã hội phong kiến đương thời hiện lên như thế nào?

b. Sự sách nhiễu dân chúng của bọn quan lại hầu cận:

- Ngang nhiên hoành hành ăn cướp bằng cách: viết chữ: “phụng thủ” vào chậu hoa cây cảnh -> vu oan cho các nhà giàu là giấu của cung phụng. Thủ đoạn vừa ăn trộm vừa la làng.

- Hành động xấu xa, đê hèn.

- Dân chúng bị cướp bóc cướp đoạt phải bỏ của cải ra kêu oan, đập bỏ hòn non bộ, phá bỏ cây cảnh quý.

- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh đối lập, phương pháp so sánh, liệt kê, nêu những sự việc cụ thể chân thực. Tác giả đã phơi bày hành vi thủ đoạn xấu xa của bọn quan lại hầu cận.

- Cách kết thúc kín đáo thể hiện sự phê phán bất bình. “ nhà ta... vì lẽ ấy”

- Cách dẫn truyện làm tăng tính chân thực cho lời kể.

* Bức tranh một xã hội phong kiến tàn tạ trên đà suy vong hiện lên chân thực, sinh động.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu những cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật sau khi học văn bản?

Hỏi: Thông qua văn bản tác giả muốn nói điều gì?

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ sách giáo khoa (Trang 63)

4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống nội dung bài, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Đọc lại ghi nhớ.
Hỏi: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thể loại tuỳ bút, bút ký, ký sự với truyện? Tuỳ bút
* Tuỳ bút:
- Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt.
- Kết cấu lỏng lẻo tuỳ vào cảm xúc người viết.
- Giàu cảm xúc chủ quan.
- Các chi tiết sự việc chân thực
* Truyện
- Thuộc loại tự sự, văn xuôi có chi tiết, sự việc, nhân vật, cảm xúc,..
- Phải có cốt truyện, phức tạp, lắt léo.
- Có kết cấu chặt chẽ, có dụng ý nghệ thuật.
- Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo.
- Chi tiết sự việc được hư cấu.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học kỹ nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: “Hoàng Lê nhất thống chí”.