Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Truyện Kiều của Nguyễn Du (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Truyện Kiều của Nguyễn Du (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện Kiều.
2. Kĩ năng
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về tác giả Nguyễn Du và di sản văn hoá của ông đặc biệt là Truyện Kiều
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc Truyện Kiều → tóm tắt truyện Kiều, đọc tài liệu tham khảo.
+ Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tranh Truyện Kiều. Những tư liệu về cuộc đời Nguyễn Du, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều”
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
Hỏi: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ?
3. Bài mới
- Một nhà thơ lớn trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại mà có lẽ không một người Việt Nam nào không biết đến, ông không những là nhà thơ lớn của dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Những tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả về giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về ông:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Vậy cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Học sinh đọc phần giới thiệu tác giả Nguyễn Du

- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa chú thích.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc

2. Chú thích:

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:

Hỏi: Đoạn trích cho em biết về những thông tin gì trong cuộc đời của tác giả?

(Giáo viên nhấn mạnh những điểm quan trọng)

Hỏi: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình như thế nào?

(Xuất thân trong gia đình đại quý tộc, cha từng đỗ tiến sĩ và làm tể tướng dưới triều Nguyễn, anh làm quan to dưới triều Lê-Trịnh)

Hỏi: Thời đại Nguyễn Du sống có gì đặc biệt?

(Xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng sâu sắc, phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp, Tây Sơn 1 phen thay đổi sơ hà - thất bại → Nguyễn)

Hỏi: Văn bản cung cấp những thông tin gì về bản thân Nguyễn Du?

(Lưu lạc 10 năm đất Bắc, đói rét, bệnh, ở ẩn quê nghèo khổ - làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn)

(“chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” - Mộng Liên Đường nhận xét “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…Nếu không phải có con mắt thông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”)

Hỏi: Nhận xét chung về Nguyễn Du?

- Cho học sinh quan sát tranh

- Cho học sinh nhận xét tranh

Hỏi: Nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?

(Giáo viên giới thiệu thêm 1 số sáng tác lớn của Nguyễn Du)

II. đọc- hiểu văn bản:

1. Tác giả Nguyễn Du:

a. Thân thế, cuộc đời:

- Nguyễn Du: ( 1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quê ở Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.

+) Gia đình: Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Lúc nhỏ sống vinh hoa phú quý đến năm 9 tuổi mồ côi cha, năm 12 tuổi mồ côi mẹ -> Tác động lớn đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

+) Thời đại: Ông sống ở cuối thế 18 đầu thế kỷ 19 (một thời đại lịch sử có nhiều biến động) -> chứng kiến bao sự biến đổi trong lịch sử => tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.

+) Bản thân: Nguyễn Du học giỏi nhưng nhiều cuộc đời lận đận, từng bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc nhiều vùng văn hoá khác nhau: lưu lạc nhiều năm trên đất Bắc sau về ở ẩn tại Hà Tĩnh.

- Ông từng làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn Ánh, nhiều lần đi sứ sang Trung Quốc. Ông có điều kiện tiếp xúc nhiều cảnh đời và số phận khác nhau.

- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng: am hiểu về văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc.

⇒ Sự từng trải trong cuộc đời đã tạo cho Nguyễn Du có một vốn sống phong phú, là người có trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của nhân dân: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

* Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một danh nhân văn hoá của dân tộc và thế giới.

b. Sự nghiệp văn học.

* Ông sáng tác cả văn học bằng chữ Hán và chữ Nôm, sáng tác của ông mang tầm vóc của một thiên tài văn học.

- Thơ chữ Hán có 3 tập thơ: “Thanh Hiên Thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Băc hành tạp lục”

⇒ gồm 243 bài.

- Sáng tác chữ Nôm có nhiều tác phẩm có giá trị: “ Văn chiêu hồn”, “Truyện Kiều”.

→ Xuất sắc nhất là “ Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh)

4. Củng cố - luyện tập
Bài tập: Thuyết trình ngắn gọn về thân thế cuộc đời và sự nghệp văn học của Nguyễn Du
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài cũ, chuẩn bị: Truyện Kiều của Nguyễn Du Tiếp: tóm tắt tác phẩm, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật. Trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản.