Giáo án: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản: Hỏi: Xác định vị trí của đoạn trích trong văn bản? Hỏi: Nêu bố cục và nội dung chính của từng phần. - Học sinh đọc lại đoạn 1 | II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Vị trí đoạn trích: - Thuộc phần đầu Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. 2. Bố cục: gồm 2 phần: + Phần 1: (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong lai. + Phần 2: đoạn còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh. |
Hỏi: Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào? | 3. Phân tích: a. Nhân vật Lục Vân Tiên: - Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn thăm hỏi và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm. "Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô …chớ quen…hại dân …tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang …một gậy thác rày thân vong" |
Hỏi: Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được miêu tả như thế nào? | - Vân Tiên chỉ có một mình, tay không. Trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, tiếng tăm lừng lẫy. Vân Tiên bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn này? | - Nghệ Thuật: Sự dụng các động từ, so sánh, từ láy. |
Hỏi: Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên như thế nào? | ⇒ quả cảm, anh hùng và tấm lòng vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa, quên thân mình) |
Hỏi: Tác giả so sánh Lục Vân Tiên với hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa? | - Hình ảnh Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu tử Long - trận Đương Dang - truyện "Tam quốc diễn nghĩa" - Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nguy, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu. → Niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân (trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời). |
Hỏi: Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên như thế nào? (thể hiện qua những câu thơ nào? ) | - Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai " Hỏi: ai than khóc ở trong xe này? …nghe nói động lòng Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai … Nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn" → Vân Tiên: hỏi → động lòng → tìm cách an ủi → ân cần hỏi han → nghe nói muốn được đền ơn vội gạt đi ngay → từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng…) |
Hỏi: Qua đây em còn hiểu thêm được gì về tính cách và phẩm chất cuả Lục Vân Tiên? | ⇒ Hào hiệp, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lòng thương người, ngay thẳng…) |
Hỏi: Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào? giải thích ý nghĩa quan niệm đó? * Đây cũng là quan niệm của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải "Anh hùng... bất bằng mà tha" → Xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người anh hùng) | - Quan niệm về người anh hùng: "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng" → thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng. ⇒ Với Vân Tiên làm việc nghĩa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, chàng không coi đó là công trạng - đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. |
Hỏi: Nhận xét chung về nhân vật Lục Vân Tiên. theo em tác giả gửi gắm gì qua nhân vật này? | * Lục Vân Tiên: gan dạ, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu → Hình ảnh lí tưởng tác giả gửi gắm niềm tin và nguyện vọng. |
Hỏi: Hình ảnh Nguyệt Nga được hiện lên qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, hãy tìm những lời lẽ của nàng qua đoạn trích? | b. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: -" Thưa rằng… …làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành …trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa? " |
Hỏi: Em có nhận xét gì về lời lẽ của nàng? Hỏi: Qua đây em hiểu được điều gì ở Kiều Nguyệt Nga? | → Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. ⇒ Đó là lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức “Lâm nguy chẳng gặp giải ngay Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi" …"lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi" |
Hỏi: Nguyệt nga có suy nghĩ gì về việc làm của Lục Vân Tiên đối với mình? điều đó được thể hiện cụ thể qua lời nói nào? Hỏi: Em hiểu những câu nói này có ý nghĩa gì? Hỏi: Nhận xét chung về nhân vật Kiều Nguyệt Nga? | → Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng cảm thấy áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp, dù nàng hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng) * Nguyệt Nga là người con gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật đoạn trích? - Học sinh đọc ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 115 | III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ - Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết (Đoạn đầu: lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, tên tướng cướp kiêu căng, đoạn sau: cuộc đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua hành động, cử chỉ, lời nói. 2. Nội dung: - Văn bản trích thể hiện khát vọng hành giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. * Ghi nhớ: Sách giáo khoa / trang 115 |