Giáo án: Bếp lửa (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (tiếp): - Học sinh đọc lại bài thơ. - Học sinh đọc 5 câu thơ tiếp theo" Lên 4 tuổi…còn cay" Hỏi: Kí ức tuổi thơ bên bà được diễn đạt qua các hình ảnh thơ nào? | II. Đọc- hiểu văn bản (tiếp) 3. Phân tích (tiếp) b) Những hồi ức về bà và tình bà cháu: * Kỉ niệm về thời thơ ấu bên bà “Lên 4 tuổi…mùi khói” Năm ấy…. đói mòn dói mỏi” ………………khô rạc ngựa gâỳ ………khói hun nhèm mắt cháu ……………sống mũi còn cay” “Tám năm dòng……… …………chứa niềm tin dai dẳng” |
Hỏi: Từ câu thơ: “Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh” Thể hiện đức tính gì của bà? Hỏi: Tại sao trong ký ức của người cháu luôn có những kỷ niệm về bà và hình ảnh bếp lửa? Hỏi: Ấn tượng sâu đậm nhất của tuổi thơ tác giả hiện lên qua hình ảnh nào? (bà và bếp lửa) Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa (10 lần) Hỏi: Trong kí ức tuổi thơ của cháu còn có âm thanh nào hiện về? Hỏi: Tại sao âm thanh tiếng tu hú lại ám ảnh tâm trí người cháu sâu đậm đến vậy? Hỏi: Đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa cuối bài thơ là hình ảnh ngọn lửa biểu đạt ý nghĩa gì? Hỏi: Từ đó em có nhận xét gì về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà của nhà thơ? - Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ cuối. | - Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn: + Tuổi thơ có bóng đen của chiến tranh và nạn đói năm 1945. + Có mối lo của giặc tàn phá xóm thôn + Có hình ảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: cha mẹ đi công tác xa. + Cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, bà thay cha mẹ chăm sóc cháu, cháu sớm phải có ý thức tự lập. - Lời bà bình dị thể hiện đức hi sinh cao cả vì con vì cháu vì cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. - Kỷ niệm tuổi thơ là gắn với bà và bếp lửa. - Âm thanh tu hú khắc khoải gọi hè: → Gợi hoàn cảnh vắng vẻ và khắc khoải nhớ mong của hai bà cháu → âm thanh quen thuộc của quê hương. - Bếp lửa là hình ảnh thực. - Ngọn lửa là hình ảnh khái quát tượng trưng cho tình cảm của bà (ngọn lửa tình bà, ngọn lửa niềm tin mà bà truyền cho cháu) ⇒ Kỉ nệm tuổi thơ bên bà là những kỉ niệm đẹp, đầy ắp tình bà cháu, bà nuôi cháu khôn lớn chắp cánh ước mơ cho cháu trện mọi chặng đường đời. |
Hỏi: Em hiểu lận đận nghĩa là gì? biết mấy nắng mưa nghĩa là gì? Hỏi: Từ đó em thấy cháu suy nghĩ gì về cuộc đời bà? Hỏi: Thói quen dậy thể hiện phẩm chất gì của bà? Hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa các câu thơ: “Nhóm... Nhóm.... Nhóm.... tâm tình tuổi nhỏ” Hỏi: Người bà đã nhóm lên trong lòng cháu những điều gì? | c. Cảm nghĩ của cháu về cuộc đời bà: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. ….. Ôi kì lạ …. bếp lửa” - “Lận đận” → vất vả không suôn sẻ. - “biết mấy nắng mưa” → lam lũ vất vả. ⇒ Cuộc đời bà là cuộc đời vất vả gian truân không suôn sẻ. - Một người bà chịu thương chịu khó, giàu lòng nhân ái, đức hi sinh lặng thầm, nhận gian khổ về mình ⇒ hình ảnh của người bà, người mẹ Việt Nam. "nhóm nồi xôi, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình" - Ngọn lửa không chỉ được bà nhóm lên bằng nguyên liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên bằng ngọn lửa của lòng yêu thương, niềm tin, sức sống trong lòng bà đối với con cháu và đất nước. (ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng) - Bà nhóm lên ngọn lửa của tình yêu thương và niềm tin trong lòng cháu ⇒ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa → ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ tiếp nối. |
Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong ba câu thơ ấy? Nêu tác dụng? Hỏi: Theo em Bằng Việt có dụng ý gì khi sử dụng câu cảm thán” Ôi kì lạ và thiếng liêng bếp lửa”? Vì sao bếp lửa lại là hình ảnh kì lạ và thiêng liêng? Hỏi: Cháu thể hiện tình cảm như thế nào qua lời bình về cuộc đời bà? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ cuối. Hỏi: Người cháu tự thấy mình được sống trong điều kiện ra sao? Hỏi: Trong điều kiện ấy, tác giả vẫn cảm thấy thiếu điều gì? Hỏi: Qua đó, em cảm nhận được gì về tấm lòng của tác giả? Tác giả muốn nhắn nhủ người đọc những gì? - Cho học sinh liên hệ và tìm những câu thơ, bài thơ về tình yêu quê hương... Hỏi: Cháu đã suy nghĩ về cuộc đời bà bằng những tình cảm như thế nào? | - Nghệ thuật: Điệp từ: “nhóm” → Nhấn mạnh công việc và ý nghĩa của công việc bà làm. - Câu cảm đảo trật tự cú pháp “ Ôi... ” → nhấn mạnh hình ảnh “Bếp lửa” của bà kì lạ, vì nó cháy sáng và ấm áp trong mọi hoàn cảnh; nó thiêng liêng bởi bà là máu thịt là cội nguồn là quê hương... ⇒ Cháu hiểu bà, yêu bà, yêu dân tộc mình. - Cháu xa quê, xa bà: có ngọn khói trăm tàu, sống trong điều kiện đủ đầy, hiện đại. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả: cuộc sống êm ấm và hạnh phúc ngập tràn. - Cháu vẫn thấy thiếu hơi ấm từ bếp lửa của bà-> thiếu tình bà. ⇒ Cháu yêu bà, yêu dân tộc - cháu trân trọng và nâng niu tình cảm của bà hiểu được những gian truân vất vả, khó nhọc mà bà đã trải qua=> Yêu bà, cháu yêu quê hương, đất nước -> Hình ảnh bà trở thành biểu tượng của quê hương đất nước trong nỗi nhớ của cháu. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Nêu lại đặc sắc nghệ thuật? Hỏi: Qua bài thơ Tác giả muốn diễn đạt chiều sâu tư tưởng gì? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa / trang 155 | III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận trong thơ trữ tình - Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Các phép tu từ: điệp ngữ, hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa lặp đi lặp lại-> nhấn mạnh hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ. 2. Nội dung: Triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài, rộng của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước * Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 155 |