Giáo án: Miêu tả trong văn bản tự sự - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: - Ví dụ: đoạn trích (Sách giáo khoa - trang 91) - 2 học sinh đọc ví dụ. Hỏi: Đoạn trích trên kể về trận đánh nào? Hỏi: Trong trận đánh này Quang Trung xuất hiện (làm gì) như thế nào? | I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: 1. Bài tập a. Trận đánh đồn Ngọc Hồi. - Vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ: rất mưu trí, uy phong: truyền lệnh cho binh lính chuẩn bị kế sách đánh giặc → nhà vua cưỡi voi ra trận đốc thúc binh lính tiến công và chiến thắng. |
Hỏi: Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích? Các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào? Hỏi: Các chi tiết miêu tả nhằm thể hiện những đối tượng nào? Hỏi: Bạn kể lại nội dung đoạn trích với 4 sự việc (Sách giáo khoa - trang 91) đã được chưa, tại sao? | b. Các chi tiết miêu tả: - “Vua Quang Trung lại truyền…chảy thành suối” - Các chi tiết đó khắc hoạ rõ nét khí thế tiến công của quân Tây Sơn đồng thời miêu tả sự thảm bại của quân giặc. c. Mới chỉ là liệt kê các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian và mới chỉ trả lời được câu hỏi “việc gì đã xảy ra” chưa trả lời được xảy ra như thế nào. Chưa sử dụng yếu tố miêu tả. ⇒ Câu chuyện khô khan, không sinh động, nhân vật không nổi bật. |
Hỏi: Hãy rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự? | * Kết luận: - Đoạn trích nhờ có yếu tố miêu tả các chi tiết, hình ảnh vua Quang Trung được khắc hoạ khá rõ nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt tài dụng binh là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. ⇒ Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên quyến rũ, gợi cảm, sinh động. |
1 học sinh đọc ghi nhớ. | 2. Ghi nhớ: (Sách giáo khoa / Trang 92) |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Hỏi: Tìm yếu tố tả cảnh và tả người trong đoạn trích: "chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân" | II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Sách giáo khoa - trang 92. - Thuý Vân “Mây thua…màu da” “Khuân trăng đầy đặn nét ngài… Hoa cười ngọc thốt… Mây thua…… tuyết nhường…da” - Thuý Kiều “Làn thu thuỷ… …Liễu hờn kém xanh” - Tả cảnh: êm đềm … Tường đông….. mặc ai” “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” “ Dập dìu tài tử… Ngựa xe như nước….. nêm” Ngổn ngang…………… Thoi vàng …………………bay Tà tà bóng ngả về tây …Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” ⇒ Văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ. |
Hỏi: Phân tích giá trị của những yếu tố ấy trong việc diễn đạt nội dung của đoạn trích? | + Chị em Thúy Kiều: Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả: - Tả người nhằm tái hiện lại chân dung mỗi người một vẻ khác nhau, dự cảm về số phận khác nhau của hai chị em. + Cảnh ngày xuân: không khí lễ hội hiện lên tưng bừng náo nhiệt. Cảnh ngày xuân tinh khôi giàu sức sống. |
Hỏi: Viết một đoạn văn kể chuyện về việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong buổi chiều thanh minh. có sử dụng yếu tố miêu tả. | 2. Bài tập 2 (Trang 92) - Chị em Thúy Kiều du xuân trở về khi bóng chiều đã ngả, họ tha thẩn dắt tay nhau vừa đi vừa ngắm cảnh. Cảnh ngày xuân vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng đã nhạt dần. Họ trở về trong tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến và luyến tiếc một ngày vui qua mau. Con đường nhỏ, khe nước quanh co, chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh làm cho phong cảnh thêm hữu tình và lòng người thêm tiếc nuối. |
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 / Trang 92: - Học sinh làm bài - trình bày miệng trước lớp | 3. Bài tập 3: Sách giáo khoa - trang 92 - Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp chị em Thuý Kiều. Gợi ý: dựa vào Văn bản “Chị em Thuý Kiều” |