Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được nỗi bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng
- Bổ sung kiến thức đọc hiểu truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ
- Căm phẫn khinh bỉ bọn buôn thịt bán người, đau đớn xót xa trước cảnh con người bị giày xéo
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, chuẩn bị tranh, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài, (trả lời câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. ;
Hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân, nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
3. Bài mới
- Gia đình gặp tai hoạ, Kiều phải bán mình để cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ không ngờ bị Mã Giám Sinh, Sở Khanh lừa gạt bán vào lầu xanh. Ở đó Tú Bà bắt nàng tiếp khách làng chơi Kiều một mực không chịu nên đã bị Tú Bà mắng nhiếc thậm tệ, đánh đập; đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định rút dao tự vẫn nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi. Tú Bà sợ Kiều chết thì mất cả chì lẫn chài nên tìm cách xoa dịu, lập kế đưa Kiều ra ở tạm lầu Ngưng Bích để chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho nhưng thực chất là bày mưu hiểm độc, giam lỏng nàng để thực hiện mưu kế mới đê tiện hơn.. Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là 1 bức tranh tâm tình đầy xúc động. Đoạn trích giúp ta cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ với người yêu và tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ thật sâu sắc.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc - đọc mẫu

- Kiểm tra việc hiểu 1 số chú thích sách giáo khoa

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

2. Tìm hiểu chú thích (Sách giáo khoa / trang 94,95)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản:

Hỏi: Xác định vị trí đoạn trích?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Vị trí đoạn trích:

- Đoạn trích nằm ở phần thứ 2 (gia biến và lưu lạc), sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Thúy Kiều. Kiều bị nhốt ở lầu xanh nàng định tự vẫn Tú Bà giả vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều đến giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

Hỏi: Xác định bố cục và nội dung từng phần của đoạn trích?

2. Bố cục:

- Đoạn trích chia làm 3 đoạn

+ 6 câu đầu: hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích

+ 8 câu tiếp: nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều

+ 8 câu cuối: tâm trạng đau buồn lo lắng tuyệt vọng của Kiều.

- Đọc 4 câu đầu

Hỏi: Cho biết: Khoá xuân có nghĩa là gì? (thực chất giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích)

Hỏi: Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả qua cái nhìn của ai và được miêu tả như thế nào?

Hỏi: Đọc những câu thơ trên cho em cảm nhận như thế nào về không gian ấy?

Hỏi: Nghệ thuật tác giả sử dụng trong 4 câu đầu là gì?

3. Phân tích:

* 4 câu đầu:


"Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hông dăm kia"

- Không gian: được miêu tả qua cái nhìn của Thúy Kiều.

+ Đặc điểm: bát ngát, núi xa, cát vàng, trăng lạnh, cồn cát tiếp nối nhau, mịt mù trong bụi hồng.

→ không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp không một bóng người, cảnh vật cô đơn → lầu Ngưng Bích chơ vơ, giam hãm một thân phận đơn độc, nhỏ bé.

+ Nghệ thuật: phép đối (cồn nọ - dặm kia) → mở không gian ra nhiều phía (chiều cao, rộng, và chiều xa)

- Học sinh đọc 2 câu thơ tiếp theo

Hỏi: Thời gian qua cảm nhận của Kiều được tác giả miêu tả như thế nào?

Hỏi: Qua khung cảnh thiên nhiên ấy có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh nào?

Hỏi: "Bẽ bàng" thuộc từ loại nào? tác dụng của nó là gì? (từ láy → tác dụng là miêu tả tâm trạng)

Hỏi: Vậy tâm trạng của Thúy Kiều qua khung cảnh thiên nhiên ấy là gì?

- Giáo viên bình: Thời gian và không gian nghệ thuật trong bức tranh này hoàn toàn là thời gian và không gian tâm trạng nên nó chấp nhận sự xáo trộn thời điểm, quy luật gần xa.

Hỏi: Vậy nghệ thuật nổi bật trong 6 câu thơ đầu này là gì? (Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)


“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)

⇒ Càng gợi cho nàng nhớ đến cha mẹ và người yêu trong nỗi thất vọng đến sợ hãi.

* 2 câu sau:


“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

- Thời gian: dằng dặc từ sáng tới khuya, nàng chỉ biết làm bạn với mây buổi sớm, đèn buổi khuya, hết sáng lại tối - > gợi thời gian tuần hoàn khép kín trôi đi đơn điệu.

→ Kiều cô đơn tuyệt đối từ sớm tới khuya trong không gian hoang vắng lạnh lẽo.

⇒ Thuý Kiều trong tâm trạng bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đối diện với mây sớm, đèn khuya nàng càng thêm thấm thía cái "bẽ bàng" của thân phận. Cảnh ấy, tình ấy làm lòng Kiều tan nát.

- Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.

4. Củng cố - luyện tập
Hỏi: Đọc thuộc 6 câu thơ đầu? Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Chuẩn bị tiết 2 Kiều ở lầu Ngưng Bích: đọc thuộc lòng đoạn trích
+ Phân tích nỗi nhớ của Thuý Kiều
+ Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều ở 8 câu thơ cuối?
+ Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong toàn đoạn trích