Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Giáo án: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận khái quát.
- Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng tìm hiểu nhận định đánh giá phân tích một sự việc hiện tượng đời sống.
3. Thái độ
Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, chịu tìm tòi nhận xét đánh giá sự việc hiện tượng ở địa phương.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, tìm hiểu nghiên cứu các sự việc hiện tượng đời sống xung quanh.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Nêu cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?
3. Bài mới
- Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội… Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu:

Hỏi: Xác định yêu cầu bài viết.

I. Yêu cầu:

- Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài

- Bài viết dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương

Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ, (Em hiểu yêu cầu này như thế nào? )

II. Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương:

* Vấn đề môi trường: vấn đề nào cần phải bàn luận trao đổi thống nhất.

+ Hậu quả của việc phá rừng → lũ lụt, hạn hán…

+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh

→ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí.

* Vấn đề dân số: hiện trạng

+ Hậu quả.

* Vấn đề quyền trẻ em.

Hiện trạng: trẻ em được chăm sóc dạy bảo, đến trường việc xây dựng, sửa chữa, trường học…

Hoạt động 3. Hướng dẫn cách làm.

- Cho học sinh đọc lần lượt các mục trong sách giáo khoa.

Hỏi: Cách hiểu của em về nội dung trên như thế nào?

III. Cách làm:

- Chọn sự việc... có ý nghĩa ở địa phương.

- Các dẫn chứng cần được quan tâm.

- Nhận định đúng sự việc.

- Bày tỏ thái độ xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội.

- Bài viết khoảng dưới 1500 chữ; bố cục ba phần; luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng; kết cấu, câu cú chuyển mạch, chiếu ứng.

* Không được nêu tên người, cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật (không phải tập làm văn)

* Thời hạn nộp bài: Tuần 25.

4. Củng cố, luyện tập:
- Nội dung bài học, nhắc nhở việc viết bài ở nhà, lưu ý ngày nộp bài.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học
- Chuẩn bị giờ sau: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
(Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa)