Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của tác giả Nguyễn Đình Thi.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu và viết văn nghị luận
3. Thái độ
- Rèn kĩ năng đọc hiểu và viết văn nghị luận
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Nội dung phản ánh của văn nghệ được tác giả lập luận như thế nào?
3. Bài mới
Ở giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về nội dung phán ánh thể hiện của văn nghệ qua giờ học tiết một của văn bản. Vậy ngoài phản hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan, và lời nhắn nhủ tới người tiếp nhận của văn nghệ. Tác giả Nguyễn Đình Thi đã phân tích lí do con người cần tiếng nói của văn nghệ và con đường mà văn nghệ đến với đời sống con người như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này qua tiết hai của văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản (tiếp)

(Lưu ý đoạn văn “ chúng ta nhận của những nghệ sĩ…. cách sống của tâm hồn”).

Hỏi: Để khẳng định tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống con người tác giả Nguyễn Đình Thi đã lập luận bằng cách nào?

Hỏi: Trong trường hợp con người bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, tiếng nói của văn nghệ có vai trò gì đối với họ?

Hỏi: Lấy ví dụ từ các tác phẩm văn nghệ đã được học và đọc thêm để làm sáng tỏ?

Hỏi: Với những con người người lam lũ cực nhọc, tiếng nói văn nghệ đổi thay họ như thế nào?

Hỏi: Vậy sức mạnh của văn nghệ tác động đến đời sống của con người như thế nào?

a. Nội dung của văn nghệ:

b. Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ:

- Văn nghệ với đời sống quần chúng nhân dân-những con người Việt Nam đang đấu tranh, sản xuất trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: “ những người rất đông …bị tù trung thân trong cuộc đời u tối, cực khổ không mở được mắt”

+ Khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói văn nghệ chính là sợi dây buộc chặt với cuộc sống bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.

Ví dụ: Ngắm trăng - Nhật kí trong tù, Khi con tu hú (Tố Hữu), Vào nhà ngục quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn...

+ Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm và biết mong ước trong cuộc đời còn nhiều vất vả cực nhọc (những người phụ nữ nhà quê lam lũ, đầu tắt mặt tối... họ biến đổi khác hẳn khi hát ru con, hát ghẹo nhau bằng câu ca dao, hay khi say sưa xem một buổi chèo... )

⇒ Như vậy, văn nghệ giúp cho con người có được cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ ”

Hỏi: Nếu thiếu văn nghệ cuộc sống con người sẽ trở nên như thế nào? Nếu không có văn nghệ thì cuộc sống tinh thần thật nghèo nàn, buồn tẻ, tù túng.

*Lưu ý phần văn bản từ “sự sống ấy “ đến hết

Hỏi: Trong đoạn văn tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về bản chất của văn nghệ. Vậy bản chất của văn nghệ là gì?

c. Con đường văn nghệ đến với người đọc

* Bản chất của văn nghệ:

- Nghệ thuật là “tiếng nói tình cảm”. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng “tình yêu ghét, niềm vui buồn” của con người chúng ta trong đời sống thường ngày “Nghệ thuật còn nói nhiều với tư tưởng” nhưng là tư tưởng không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc, những nỗi niềm.

Hỏi: Từ bản chất của văn nghệ, tác giả đã diễn giải và làm rõ vấn đề con đường đến với người tiếp nhận - tạo nên sức mạnh diệu kì của nghệ thuật là con đường nào?

* Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh diệu kì của văn nghệ:

- Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm…

- Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ… cùng các nhân vật và người nghệ sĩ “nghệ sĩ không không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan... nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”

Hỏi: Khi tác động bằng nội dung và phương pháp đặc biệt này thì văn nghệ đã giúp con người điều gì?

Hỏi: Em có nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả, tác dụng của nghệ thuật lập luận đó?

- Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bền và sâu sắc “Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ... ”

Ví dụ: Bài học qua bài thơ “Ánh trăng”, bài học qua “Lặng lẽ Sa Pa”

Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật bài văn nghị luận?

d. Nghệ thuật lập luận:

- Bố cục: chặt chẽ, hợp lí cách dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh

- Dẫn chứng phong phú, nhiều thơ văn và đời sống thực tế.

- Giọng văn say sưa chân thành, nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối.

- Các phần trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, các luận điểm vừa giải thích cho nhau, vừa tiếp nối nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ -> Tạo nên sức thuyết phục cao.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu cảm nhận của em về cách viết văn nghị luận của tác giả qua văn bản này?

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.

- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng về thơ văn và về đời sống thực tế.

- Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt hứng dâng cao ở phần cuối.

Hỏi: Nêu nội dung chính của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?

- Học sinh đọc ghi nhớ.

2. Nội dung:

Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với độc giả thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa - trang 17)

4. Củng cố, luyện tập:
- Nêu tên tác phẩm văn nghệ em yêu thích và chỉ ra tác động của tác phẩm văn nghệ đó đối với mình?
- Giáo viên hệ thống bài:
+ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ với đời sống con người.
+ Cách viết bài văn nghị luận qua văn bản của Nguyễn Đình Thi.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Làm các bài tập (sách bài tập).
+ Soạn văn bản: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.