Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Các phương châm hội thoại - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Các phương châm hội thoại - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:
- Nội dung phương châm về chất và về lượng.
- Vai trò và ý nghĩa của hai phương châm này.
- Biết vận dụng 2 phương châm này vào trong giao tiếp thực tế.
2. Kĩ năng
Có kỹ năng nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và về chất trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể, vận dụng 2 phương châm này trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng tuân thủ phương châm hội thoại khi giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên: Soạn bài đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện:
Sĩ số:
9A
9B:
9C:
2. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại và lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động giao tiếp có hiệu quả, chúng ta cần tuân thủ các phương châm hội thoại. Vậy phương châm hội thoại là gì, gồm những phương châm nào chùng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương châm về lượng

- Cho học sinh đọc bài tập.

- Hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ

Hỏi: Ba trả lời như vậy đã đáp ứng được câu hỏi của An chưa?

Hỏi: Theo em câu trả lời của Ba phải như thế nào?

- Giáo viên: Trên thực tế câu trả lời của ba An vừa thiếu thông tin nhưng cũng lại thừa bởi hoạt động bơi chỉ có thể diễn ra ở dưới nước.

Hỏi: Qua tình huống trên em thấy khi giao tiếp cần lưu ý điều gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 và xây dựng yêu cầu bài tập 2

Hỏi: Tìm chi tiết gây cười trong câu truyện trên?

Hỏi: Câu trả lời chỉ cần đáp ứng thông tin gì?

Hỏi: Vì sao câu chuyện lại gây cười?

Hỏi: Từ đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp?

Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp?

- Học sinh rút ra ghi nhớ

- Cho học sinh đọc ghi nhớ

* Giáo viên chuyển ý

I. Phương châm về lượng

1. Bài tập 1

* Nhận xét:

- Câu trả lời của ba không làm cho An thỏa mãn. Vì nó mơ hồ về ý nghĩa.

An muốn biết Ba học bơi ở địa điểm nào “ở đâu? ” có nghĩa là An cần biết một địa điểm học bơi cụ thể nào đó.

- Câu trả lời, ví dụ: “Mình học bơi ở bể bơi của Nhà máy nước”…

- Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói thiếu những gì mà yêu cầu giao tiếp đòi hỏi.

2. Bài tập 2

- Truyện gây cười vì cách nói của hai câu hỏi và câu trả lời của nhân vật.

- Đáng lẽ ra chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? ”

- Trả lời “ (Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả! ”

→ Như vậy, các nhân vật ở đây đã nói thừa những thông tin cần nói.

* Kết luận:

Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu (Phương châm về lượng).

* Ghi nhớ Sách giáo khoa / trang 9

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương châm về chất:

- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập sách giáo khoa: truyện “Quả bí khổng lồ”

Hỏi: Truyện trên có chi tiết nào gây cười?

Hỏi: Tại sao truyện lai gây cười?

Hỏi: Khi giao tiếp ta phải lưu ý điều gì?

- Giáo viên giảng giải

- Cho học sinh đọc ghi nhớ

- Giáo viên lấy ví dụ mở rộng

* Giáo viên chuyển ý

II. Phương châm về chất

1. Bài tập

- Cười chi tiết anh chàng khoác lác.

- Phê phán tính khoác lác.

- Trong giao tiếp, không nói những điều mà mình không có chứng cớ xác thực chưa có cơ sở để xác định là đúng.

- Có thể sử dụng các từ ngữ: Dường như, em nghĩ là, …

* Kết luận

Khi giao tiếp không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có chứng cứ xác thực (Phương châm về chất).

* Ghi nhớ Sách giáo khoa / Trang 10

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh vận dụng làm bài tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài

Hỏi: Chỉ ra lỗi ở bài tập 1? Lỗi vi phạm phương châm nào?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét chéo.

- Giáo viên nhận xét bổ sung

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu bài tập 2

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2

- Giáo viên cho học sinh khác nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh đọc và xác đinh yêu cầu bài tập 3

- Hướng dẫn làm bài tập

- Gọi học sinh nhận xét.

- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 4.

- yêu cầu học sinh giải thích câu hỏi a.

- Yêu cầu học sinh giải thích câu hỏi ý b.

- Gọi học sinh khác nhận xét

III. Luyện tập

1. Bài tập 1. Trang 10

a. Thừa cụm từ: Nuôi ở nhà

b. Thừa cụm từ: Có 2 cánh

(Vi phạm phương châm về lượng)

2. Bài tập 2 Trang 10

a. Nói có sách mách có chứng

b. Nói dối

c. Nói mò

d. Nói nhăng nói cuội

e. Nói trạng

3. Bài tập 3 (Trang 11)

- Chi tiết gây cười là câu hỏi thừa: “thế có nuôi được không? ”. Vi phạm phương châm về lượng.

Bài tập 4 (Trang 11)

a. Diễn đạt như vậy nhằm báo cho người nghe tính xác thực của nhận định (tôi tin rằng) hoặc thông tin mình đưa ra được kiểm chứng (nếu tôi không lầm).

b. Khi nói một điều mà người khác đã biết thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Tuy nhiên khi giao tiếp, có khi người nói phải nhấn mạnh hay chuyển ý, nên người nói cần nhắc lại nội dung đã nói để bảo đảm phương châm về lượng. Khi đó, người nói phải dùng những cách nói trên để bảo đảm cho người khác biết việc mình nhắc lại nội dung cũ là có chủ ý.

4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống lại hai nội dung:
+) Phương châm về lượng.
+) Phương châm về chất.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài:
+) Xem lại các bài tập.
+) Làm bài tập 5 (Sách giáo khoa - Trang 11).
- Chuẩn bị: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.