Giáo án: Con chó Bấc - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc – đọc mẫu - Gọi học sinh đọc và tóm tắt. Hỏi: Giới thiệu một vài nét chính về tác giả và hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm? | I. Đọc và tìm hiểu chú thich: 1. Đọc, tóm tắt: a. Tác giả: Giắc Lân – đơn (1876-1916) Là nhà văn Mĩ, tên thật: Giôn - Gri - phít Lân - đơn, ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi danh. 2. Tác phẩm: Trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903) c. Từ khó: Sách giáo khoa |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: Hỏi: Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Hỏi: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? | II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thể loại: Tiểu thuyết 2. Bố cục: - Bố cục: gồm 3 phần Phần 1: Khát quát về Bấc và tình cảm của nó. Phần 2: Tiếp theo → biết nói ấy. - Tình cảm của Thoóc Tơn với Bấc Phần 3: Phần còn lại. Tình cảm của Bấc đối với chủ. - Phần 3 dài hơn, đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả, chủ yếu muốn nói đến con chó Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó. |
Hỏi: Thoóc tơn có phải là ông chủ đầu tiên của Bấc không Hỏi: Thoóc tơn có thái độ hành động ntn? với Bấc, những chi tiết nào đã chứng minh điều đó? + Cách chăm sóc + Tình cảm khác với những ông chủ khác. | 3. Phân tích: a. Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với con cho Bấc. - Chăm sóc Bấc như thể con cái của anh (coi Bấc như bạn bè) - Những biểu hiện tình cảm + Chào hỏi: Thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào, túm chặt lấy đầu bấc. + Tiếng xủa rủ rỉ bên tai chứ không phải tiếng quát tức giận. + Coi Bấc như một người bạn “trời ơi đằng ấy... như biết nói ấy” → Thoóc - tơn là 1 ông chủ lí tưởng khác với những ông chủ trước trong cuộc sống của Bấc. |
Hỏi: Tại sao nhà văn lại dành 1 đoạn nói về tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc, cách kể chuyện có gì đặc biệt. Hỏi: Trong đoạn đầu tác giả so sánh những ngày đầu Bấc sống với nhà thẩm phán Mi lơ với những ngày sống với Thoóc tơn để làm gì? Hỏi: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của Bấc đối với Thoóc tơn. Hỏi: Những hành động ấy thể hiện tình cảm gì của Bấc đối với Thooc-tơn? . Hỏi: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả. Hỏi: Qua truyện, em cảm nhận được những gì về tình cảm của tác giả đối với thế giới loài vật. | b. Tình cảm của Bấc đối với Thoóc tơn. - Để làm nổi bật tình cảm của Bấc với Thoóc tơn, tác giả đã so sánh: Những ngày Bấc sống ở nhà thẩm phán Mi – lơ Những biểu hiện tình cảm với chủ của Bấc khi ở nhà so với Ních và Xơ - kít. * Những biểu hiện tình cảm của Bấc với Thoóc tơn - Há miệng cắn.. vuốt ve - Nằm phục... nét mặt... phục tùng tôn thờ, ngưỡng mộ. - Không muốn rời... chân anh, gắn bó. - Sợ Thoóc tơn cũng biến khỏi... sâu nặng biết ơn, chân thành. ⇒ Tình cảm biết ơn chân thành, cảm phục và mến mộ. → Tác giả đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật (loài vật) bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời của mình. - Tác giả thể hiện tình yêu thương, gần gũi thế giới loài vật. |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật sau khi học văn bản? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa. | III. Tổng kết: * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 154 |