Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Trả bài kiểm tra tổng hợp - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Trả bài kiểm tra tổng hợp - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những ưu điểm nhược điểm trong bài làm.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, rút kinh nghiệm.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chấm bài, soạn bài theo yêu cầu của đề
2. Học sinh
Xem lại bài làm, nhận xét.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số
9A:
9B:
2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn học sinh trả lời theo đáp án.
I. Trắc nghiệm
Câu 1. C
Câu 2. B
Câu 3. A
Câu 4. D
II. Tự luận:
Câu 5: Đoạn văn trích từ văn bản" chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
a. Tác giả Vũ Khoan
b. Từ in đậm là thành phần phụ tình thái.
C. Giải thích nổi trội: làm nổi bật lên rõ ràng hơn lên
- Từ cổ chí kim con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử, con người làm nên lịch sử, con người phát triển đất nước, con người sáng tạo, con người tiếp thu khoa học kỹ thuật và con người đưa đất nước hội nhập...
- Con người cần biết khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh đưa đất nước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, vơi nền kinh tế tri thức.
Câu 6:
I. Mở bài: Y Phương là nhà thơ góp phần làm phong phú nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Bằng giọng điệu trìu mến thiết tha, thể hiện qua lời tâm sự của cha với con, của thế hệ đi trước với thế hệ tương lai. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, ca ngợi truyền thống chuyên cần, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
II. Thân bài:
- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm thiết tha, gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
I. Cha nói với con về nguồn sinh dưỡng:
1. Nói về cội nguồn sinh dưỡng của con, điều đầu tiên người cha muốn nói tới là tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.
+ Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
+ Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải – chân trái; một bước – hai bước, tiếng nói – tiếng cười… các hình ảnh thật cụ thể -> Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm, tươi vui và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói cường của con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận.
→ Đó là tình cảm ruột thịt, là công lao trời biển mà con phải khắc cốt ghi xương.
2. Người cha còn nói cho con biết: Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, trong sự yêu thương, bao bọc của “Người đồng mình” và trong nghĩa tình của quê hương làng xóm.
* Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình.
Cuộc sống lao động chuyên cần và tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp:
“Người đồng mình thương lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
+ Đan lờ: Công cụ đánh bắt cá của người miền núi.
+ Nói: “Đan lờ cài hoa” → công việc tạp ra vẻ đẹp của người lao động.
Vách nhà ken câu hát → cuộc sống hoà với niềm vui.
+ Tác động từ “cài, ken” → vừa diễn tả động tác cụ thể khéo léo trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, hoà quện niềm vui.
* Con lớn lên trong sự đùm bọc chở che của con người và rừng núi quê hương:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
+ Rừng cho hoa → Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên mà rừng ban tặng -> Rừng núi đem lại những vẻ đẹp, niềm vui, hạnh phúc.
+ Con đường cho những tấm lòng → còn những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.
→ Ta hiểu, người cha muốn nói cho con biết quê hương mình là một vùng quê giàu truyền thống văn hoá mà cũng thật nghĩa tình.
* Liên hệ: Quê hương là những gì quen thuộc gần gũi, bình dị nhất, đó cũng là cội nguồn sâu xa cho tình yêu Tổ quốc…
* Người cha còn nhắc tới những kỷ niệm ngày cưới của mình với con để mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Đó là điểm xuất phát mọi tình yêu thương trong con:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
→ Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy bảo con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình…
3. Nghệ thuật đặc sắc
- Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát.
- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thực hiện tình cảm của người miền núi.
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến: lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn… tạo sự cộng hưởng hìa hoà với những cung bậc tình cảm khác trong lời người cha truyền thấm sang con.
- Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi.
→ Y Phương thấu hiểu tất cả những điều đó nên ông đã lột tả cái hồn cốt trong bản sắc của người dân tộc. Cha nói với con – Vâng! hay chính là lời trao gửi với thế hệ nối tiếp?
III. Kết bài: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, ca ngợi truyền thống lao động chuyên cần, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc
4. Củng cố, luyện tập:
- Giáo viên nhận xét chung.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về nhà ôn tập toàn bộ nội dung các văv bản đã học ở học kì II.
I. Phần trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0,25 điểm
CÂU12345678
ĐÁP ÁNCABCBBBC
II. Phần tự luận:
CâuNội dungĐiểm
Câu 9a. Từ chép sai: hai0,25
- Chép lại chính xác: Anh với tôi đôi người xa lạ0,25
b. Tri kỉ: Biết mình0,5
- Đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết (hiểu bạn như hiểu mình)0,5
c. Hình thức: Là đoạn văn, tự chọn lựa cấu trúc cho phù hợp (khoảng 8 → 10 câu văn)1,5
- Nội dung: Nắm được các ý cơ bản sau:
+ Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than có nghĩa như một lời khẳng định.
+ Câu thơ là kết luận cho cơ sở hình thành nên tình đồng chí và ra hướng cảm xúc về những biểu lộ, sức mạnh của tình đồng chí. Tạo nên tính chính luận cho đoạn thơ.
Câu 10* Kĩ năng: học sinh biết viết bài văn thuyết minh có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu...0,25
* Kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
A. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Du và truyện Kiều.0,5
B. Thân bài:0,5
I. Giới thiệu Nguyễn Du (1765 - 1820)
1.1 Tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
+ Gia đình có truyền thống văn chương, nhiều đời làm quan...
+ Cuộc đời gắn với những biến cố thăng trầm của thời đại xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi dậy ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn... Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1796) rồi về ở ẩn tại quê nội - Hà Tĩnh (1796-1862).Sau này ông ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814, Ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, ông bị bệnh và mất tại Huế.
1.2 Ông là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc với nhiều cảnh đời dã tạo cho Nguyễn Du mộ vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những khổ đau của nhân dân. Nguyễn Du là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.0,5
1.3 Sự nghiệp sáng tác:0,5
+ Chữ Hán: Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập (243 bài)
+ Chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn...
2. Giới thiệu Truyện Kiều:0,5
2.1. Nguồn gốc lai lịch: Dựa vào cốt truyện “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh tâm Tài Nhân – Trung Quốc. Truyenj Kiều thuộc thể loại truyện thơ Nôm gồm 3254 câu thư lục bát...
2.2 Tóm tắt: Nêu ý cơ bản0,5
a. Gặp gỡ và đính ước
b. Gia biến và lưu lạc
c. Đoàn tụ.
2.3 Giá trị:1,0
- Giá trị về nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến đương thời với cả bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thóng trị và số phận của những con người bị áp bức, đau khổ; đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
+ Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau, bất hạnh của con người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng và đề cao vẻ đẹp con người từ vẻ đẹp hình thức đến phẩm chất đến những mong ước, khát vọng chân chính.
- Giá trị nghệ thuật:1,0
+ Ngôn ngữ văn học hết sức giàu đẹp và đẹp tới đỉnh cao của Nghệ thuật ngôn từ.
+ Thể loại thơ lục bát cổ điển mẫu mực.
+ Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật...
C. Kết bài: Truyện Kiều là kiệt tác văn học của thiên tài Nguyễn Du.0,25
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh chữa bài:

- Học sinh đọc lại đề trắc nghiệm, xác định đáp án trắc nghiệm.

Hỏi: Nêu hệ thống ý cần triển khai thuyết minh về Nguyễn Du

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét ưu và khuyết điểm:

- Giáo viên nhận xét ưu điểm và nhược điểm

- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của học sinh đưa ra các lỗi trong bài -> Học sinh sửa

I. Nhận xét ưu, nhược điểm

1. Ưu điểm- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)

2. Nhược điểm

- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, câu chưa liên kết chưa đủ nội dung.

- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.

- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao.

Hoạt động 4. Trả bài, sửa lỗi:

- Giáo viên trả bài cho học sinh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai, cho học sinh nhận xét sau khi sửa lỗi

IV. Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:

- Dấu câu, dùng từ, liên kết, cách hành văn.

Hoạt động 5. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến.

- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn viết tốt

- Gọi học sinh trình bày ý kiến (nếu có)

V. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến.