Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi 1 mình ngoài đảo hoang, được bộc lộ gián tiếp qua chân dung tự họa của nhân vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích truyện.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần vươn lên, và rèn luyện nghị lực sống.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ
Hỏi: Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
- Rô-bin-xơn Cru-xô là cuốn tiểu thuyết tự truyện của anh do nhà văn Anh sáng tác. Đoạn trích này giúp chúng ta hình dung rõ hơn cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi 1 mình ngoài đảo hoang. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc, đọc mẫu và gọi học sinh đọc.

Hỏi: Em nêu những hiểu biết khái quát về tác giả, tác phẩm?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả:

- Đe-ni-ơn Đi-phô (1660- 1731).

- Là nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVIII.

b. Tác phẩm:

- Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô - 1719 viết dưới hình thức tự truyện.

- Đoạn trích: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích trong tác phẩm này, khi đó Rô-bin-xơn sống trên đảo khoảng 15 năm.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại:

- Tiểu thuyết

2. Bố cục: Đoạn trích gồm 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu → khẩu súng của tôi ⇒ Trang phục, trang bị của Rô-bin –xơn.

+ Phần 2: đoạn còn lại ⇒ Diện mạo của Rô- bin- xơn.

Hỏi: Trong phần mở đầu của văn bản Rô tự cảm nhận về mình như thế nào. Cảm nhận ấy chứng tỏ điều gì?

3. Phân tích:

a. Bức chân dung của Rô-bin-xơn:

- Rô tự cảm nhận chân dung của mình đang đi dạo trên quê hương nước Anh với 1 vẻ kì lạ quái đản và tức cười.

Hỏi: Trang phục của Rô bao gồm những gì. Em có nhận xét gì về bộ trang phục ấy.

b. Trang phục và trang bị của Rô bin xơn:

- Trang phục: Được miêu tả kĩ từ trên xuống dưới với từng bộ phận hình dạng, chất liệu công dụng do Rô tự chế bằng da dê, lôi thôi cồng kềnh nhưng rất tiện dụng

→ Bộ trang phục kì cục ngộ nghĩnh được tả bằng giọng văn kĩ càng, dí dỏm.

Hỏi: Trang bị của Rô có gì kì quặc, vì sao lại như vậy?

Hỏi: Để có được trang phục ấy Rô đã phải làm gì?

- Trang bị: Lỉnh kỉnh, cồng kềnh cân xứng với chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê có dây buộc thay khăn.

→ Bộ trang phục, trang bị là kết quả của lao động sáng tạo, nghị lực và vượt lên hoàn cảnh.

Hỏi: Rô tự miêu tả khuôn mặt minh như thế nào, vì sao Rô lại chú ý tả ria và da của mình.

- Cách miêu tả diện mạo của Rô-bin-xơn với người đọc có gì đặc biệt?

c. Diện mạo của Rô-bin-xơn:

- Da không đến nỗi đen như... Ria mép to dài....

- Thông thường, trong bức họa chân dung thì gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất và được họa sĩ quan tâm, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Nhưng ở đây phần đó lại xếp sau cùng và chiếm số lượng ít ỏi.

Hỏi: Tả khuôn mặt, anh quan tâm nhất điều gì?

Hỏi: Ngụ ý của trình tự miêu tả như vậy là gì?

- Khuôn mặt: ngoài 1 câu tả thoáng qua về nước da, Rô-bin-xơn đặc tả về bộ ria mép của chàng.

- Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với bạn đọc cách ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh mang theo của chàng là chính. Nhưng cũng c̣ó lí do: người kể ở ngôi thứ nhất nên chỉ được kể những gì mình nhìn thấy.

Hỏi: Qua lời tự thuật của Rô em hình dung và cảm nhận về cuộc sống và con người Rô như thế nào?

Hỏi: Em học được những gì ở nhân vật Rô- bin- xơn.

→ Với giọng văn dí dỏm, khôi hài Rô tự tả 2 nét thay đổi nổi bật nhất trên khuôn mặt mình.

d. Cuộc sống sau bức chân dung:

+ Đằng sau bức chân dung người đọc cảm nhận được:

- Cuộc sống gian truân vất vả.

- Tinh thần lạc quan, trí thông minh, khéo léo và quyết tâm sống mãnh liệt.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật?

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

- Cuộc sống khó khăn, gian khổ, tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi 1 mình sống trên đảo hoang qua bức chân dung tự họa của nhân vật.

2. Nghệ thuật:

- Kể chuyện ngôi thứ nhất, giọng kể khôi hài, nghệ thuật miêu tả sinh động.

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Bức chân dung và nghị lực sống của Rô- bin- xơn hiện lên như thế nào từ đoạn trích?
Nhận xét về trình tự miêu tả? giải thích vì sao nhà văn lại chọn trình tự miêu tả như vậy?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài, chuẩn bị bài: tổng kết ngữ pháp, trả lời câu hỏi, làm bài tập.