Giáo án: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh Chữa bài: - Học sinh đọc lại đề trắc nghiệm, xác định đáp án, hoàn thành khái niệm. | Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm). Câu 1: B; Câu 2: D Câu 3: (1 điểm) Hoàn thành khái niệm sau: - Lời dẫn trực tiếp là: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người khác, nhân vật. - Lời dẫn gián tiếp là: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người khác, nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. |
Hỏi: Hãy lập dàn ý cho đề văn giới thiệu nội dung - Học sinh khác theo dõi bổ sung Hỏi: Gọi học sinh nêu những nội dung cần thuyết minh. | Phần II. Tự luận (8 điểm): Câu 1. (3,5 điểm) - Học sinh viết đoạn văn giới thiệu Nguyễn Du và truyện Kiều có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Có liên kết, lô gic, mạch lac, không sai chính tả. - Nguyễn Du một đại thi hào dân tộc một danh nhân văn hoá. - Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du - Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du có giá trị nội dung và nghệ thuật… - Giá trị nội dung mang tính nhân đạo lớn... là tiếng nói thương cảm cho số mệnh người phụ nữ... Nguyễn Du từng nói “ Đau đớn thay phận.... Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” |
Hỏi: Xác định từ láy và nêu tác dụng? | Câu 2 (3,5 điểm): Học sinh nêu được các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. - Vừa có tác dụng gợi tả cảnh vật vừa gợi tả tâm trạng con người - làm nổi bật tâm trạng bâng khuâng nuối tiếc một ngày vui qua mau của chị em thuý Kiều trong ngày hội xuân và cảnh âm u, lạnh lẽo của mộ Đạm Tiên trong ngày thanh minh. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét ưu và khuyết điểm: - Giáo viên nhận xét ưu điểm và nhược điểm - Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của học sinh. Đưa ra các lỗi trong bài → Học sinh sửa | III. Nhận xét ưu, nhược điểm 1. Ưu điểm: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) 2. Nhược điểm - Bố cục bài làm ở một số em còn chưa mạch lạc, câu chưa liên kết chưa đủ nội dung. - Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học. Ví dụ: Trung, Lê Tiến, Mạnh, Tuân, Tú. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao. |
Hoạt động 4. Trả bài, sửa lỗi: - Giáo viên trả bài cho học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai, cho học sinh nhận xét sau khi sửa lỗi | IV. Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc: - Dấu câu, dùng từ, liên kết, cách hành văn. |
Hoạt động 5. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến. - Giáo viên đọc mẫu đoạn văn viết tốt - Gọi học sinh trình bày ý kiến (nếu có) | V. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến |