Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.
- Nắm vững yêu cầu đối với 1 bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương.
2. Kĩ năng
- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững thành thạo thêm kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, có ý thức rèn kĩ năng làm bài.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? Yêu cầu việc thực hiện từng bước làm bài cụ thể?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh luyện tập tìm hiểu đề và tìm ý:

Hỏi: Tìm hiểu đề đối với đề bài trên?

I. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Nghị luận về tác giả, tác phẩm văn học (cảm nhận)

- Nội dung: đoạn trích Chiếc lược ngà (Nội dung và nghệ huật)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập lập dàn bài, viết đoạn:

Hỏi: Phần mở bài nêu nội dung gì?

II. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Nêu vấn đề: đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu sắc về tình cảm cha con trong hoàn cảnh chiến tranh.

Hỏi Về mặt nội dung, đoạn trích đã gây cho em suy nghĩ, ấn tượng gì?

b. Thân bài:

1. Tình cảm cha con sâu nặng, cảm động.

- Hoàn cảnh chung của cuộc kháng chiến của Miền Nam cũng như điều kiện cụ thể của ông Sáu.

- Khi ông Sáu được về phép, gặp con (Phân tích các hành động của ông Sáu - bé Thu)

- Khi ông Sáu ở nhà: phân tích các hành động cử chỉ của ông Sáu, bé Thu.

- Khi ông Sáu trở lại căn cứ: việc làm chiếc lược ngà, việc trao chiếc lược đó cho người bạn.

Hỏi: Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích?

Hỏi: Phần kết bài nêu nội dung gì?

2. Nghệ thuật tạo tình huống, chọn ngôi kể, người kể, lựa chọn chi tiết:

- Đặt câu chuyện vào 2 tình huống.

- Truyện được kể thứ bậc 1, người kể chuyện là bác Ba.

- Các chi tiết: vết thẹo, chiếc lược ngà…

c. Kết bài:

- Đánh giá khái quát về phần trích.

III. Viết bài:

- Nhóm 1: viết ý a.

- Nhóm 2: viết ý b.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Bổ sung, nhận xét.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập viết bài tập làm văn số 6 ở nhà:

- Giáo viên giao đề và hướng dẫn.

IV. Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà - nghị luận văn học.

Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng của Kim Lân

Đáp án.

+ Yêu cầu: Học sinh biết làm bài nghị luận văn học có bố cục 3 phần chặt chẽ. Bài viết có luận điểm, phân tích chứng minh bằng các luận cứ thuyết phục.

+ Nội dung: cần trình bày các ý.

a. Mở bài:

- Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai – một người nông dân yêu làng, yêu nước và trung thành với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

b. Thân bài:

* Ông Hai yêu và tự hào sâu sắc về quê hương mình, tình yêu ấy giản dị và mộc mạc như chẽ lúa, nhành khoai.

- Những biến chuyển trong suy nghĩ của ông hai trước và sau cách mạng.

+ Khi ở làng ông tự hào về vẻ giàu đẹp của làng.

+ Sau cách mạng: Ông Hai đã có những biến chuyển trong nhận thức.

- Theo chính sách của nhà nước, ông phải rời làng đi tản cư.

- Tình yêu làng của ông Hai được đặt vào một tình huống thử thách đầy cam go, để từ đó ông càng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng giản dị mộc mạc nhưng sâu sắc.

+ Phân tích tâm trạng ông Hai

- Tình yêu làng quê đã phát triển trong thử thách và lớn hơn đó là biểu hiện của tình yêu nước và lòng chung thành với cuộc kháng chiến với cụ Hồ.

- Tình yêu Làng trong ông còn là sự hi sinh cả tài sản để đổi lấy niềm vui làng trong sạch (tin làng không theo giặc. )

c. Kết bài: Đánh giá khái về tình yêu làng sâu sắc của ông Hai. Ông là đại diện tiêu biểu cho hình tượng người nông dân Việt Nam sau cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp. Hiểu về ông ta cảm phục tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam, gợi nhắc ta về niềm tự hào dân tộc...

4. Củng cố, luyện tập:
- Xem lại lí thuyết về nghị luận tác phẩm truyện.
- Làm bài tập ở nhà: cuối tuần nộp.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Đọc bài: Nghị luận về 1 tác phẩm thơ.
- Chuẩn bị: Sang thu (đọc, tìm hiểu hệ thống câu hỏi đọc hiểu)