Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Tập làm thơ tám chữ - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Tập làm thơ tám chữ - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần nhịp trong khi làm thơ.
3. Thái độ
- Yêu thích thơ văn có ý thức phát triển năng khiếu làm thơ.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
Hỏi: Nêu tên và khái niệm của các phép tu từ từ vựng?
3. Bài mới
Các em đã được học các bài thơ theo thể thơ 8 chữ, vậy cách gieo vần, nhịp và luật thơ của thể thơ 8 chữ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm thơ 8 chữ trong giờ học này.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh nhận diện thể thơ tám chữ:

- 1 học sinh đọc đoạn thơ a

- 1 học sinh đọc đoạn thơ b

- 1 học sinh đọc đoạn thơ c

Hỏi: Nhận xét số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?

I. Nhận diện thể thơ tám chữ:

1. Bài tập 1 (Sách giáo khoa)

2. Bài tập 2 (Sách giáo khoa)

- Số chữ trong mỗi dòng thơ: 8 chữ

- Những chữ có chức năng gieo vần

Hỏi: Tìm những chữ có chức năng gieo vần?

Hỏi: Nhận xét về cách gieo vần?

a. Đoạn thơ a:

+ Những chữ có chức năng gieo vần: Tan - ngàn - mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật

→ Đây là vần chân theo từng cặp khuôn âm (vần liền)

Hỏi: Cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?

- Cách ngắt nhịp:

1: 2 / 3 / 3

2: 3 / 2 / 3

3: 3 / 2 / 3

4: 3 / 3 / 2

Hỏi: Cách gieo vần, ngắt nhịp ở đoạn thơ này?

b. Đoạn thơ b: về - nghe, học - nhọc, bà - xa

→ Gieo vần chân liên tiếp theo từng cặp

- Cách ngắt nhịp:

1.3 / 3 / 2

2.4 / 2 / 2

3.4 / 4

4.3 / 3 / 2

c. Đoạn thơ c:

- Gieo vần: các từ: ngát - hát; non - son; đứng - dựng; tiên - nhiên hiệp vần với nhau -> vần chân giãn cách theo từng cặp (Còn gọi là vần ôm)

- Ngắt nhịp:

1.3 / 3 / 2

2.3 / 2 / 3

3.3 / 3 / 2

4.3 / 2 / 3

Hỏi: Qua các đoạn thơ vừa được tìm hiểu trên đây, hãy rút ra đặc điểm của thể thơ 8 chữ?

3. Kết luận

* Ghi nhớ: (Sách giáo khoa / trang 150)

+ Đặc điểm của thể thơ 8 chữ:

+ Mỗi dòng có 8 chữ

+ Cách ngắt nhịp đa dạng

+ Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu)

+ Có thể chia thành các khổ (4 câu 1 khổ)

+ Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián c¸ch)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ:

Hỏi: Hãy điền vào chỗ trống các dòng thơ các từ cho sẵn sao cho phù hợp.

II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ:

1. Bài 1: Điền từ thích hợp

Câu 1: ca hát

Câu 2: ngày qua

Câu 3: bát ngát

Câu 4: muôn hoa

2. Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

1. cũng mất

2. tuần hoàn

3. đất trời

Hỏi: Tìm ra chỗ sai và sửa lại cho đúng

3. Bài 3: Đoạn thơ trong bài "Tựu trường" - Huy Cận

- Sai ở câu thơ thứ 3

- Vì: Lẽ ra âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ gương ở cuối câu thơ trên

- Chép đúng: cuối câu thứ 3 là từ: vào trường

4. Bài 4: Trình bày bài thơ, đoạn thơ tự làm

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh thực hành làm thơ 8 chữ:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước thực hiện:

Hỏi: Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau?

Hỏi: Làm thêm một câu thơ cho phù hợp với nội dung cảm xúc và đúng vần của các câu thơ trước?

Hỏi: Đại diện tổ, nhóm đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị

III. Thực hành làm thơ tám chữ:

1. Bài tập 1:

- Gợi ý: Từ điền vào chỗ trống ở câu 3: phải là thanh bằng.

- Ở câu thứ 4 phải có khuôn âm a để hiệp với chữ xa ở cuối dòng thứ 2 và mang thanh bằng.

- Khổ thơ này được chép chính xác là:

“Trời trong biếc không qua mây gợn trắng

Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua”

2. Bài tập 2:

- Gợi ý: Câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ương hoặc a, mang thanh bằng.

- Câu 4 có thể: "Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương" hoặc "Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta"

3. Bài tập 3

- Thảo luận nhóm để chọn một bài đăc sắc hơn cả.

- Trình bày trước lớp

- Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá

4. Củng cố - luyện tập
- Làm một bài thơ 8 chữ với nội dung tự chọn
- 1 học sinh nhắc lại đặc điểm thể thơ 8 chữ
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Hoàn thành bài thơ.
- Sưu tầm những bài thơ 8 chữ; chuẩn bị: Trả bài kiểm tra văn - xem lại nội dung đề bài kiểm tra - nhận xét bài làm.