Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Ôn tập làm văn (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Ôn tập làm văn (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học.
- Tích hợp với Tiếng Việt và Văn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và hiểu được mối quan hệ giữa Tập làm văn - Tiếng Việt - Văn Bản
3. Thái độ
- Có ý thức hệ thống những kiến thức đã học về phần tập làm văn
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài: trả lời các câu hỏi bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ trong quá trình ôn.
3. Bài mới
- Trong tiết học trước các em đã ôn tập các kiểu bài thuyết minh, tự sự. Trong các tiết ôn tập này chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập mối quan hệ giữa các kiểu văn bản và sự tương hỗ nhau trong học Tiếng Việt- Tập làm văn – Văn bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập theo các câu hỏi sách giáo khoa (tiếp)

Hỏi: So sánh văn bản tự sự ở lớp 9 và lớp dưới?

Hỏi: Nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở lớp dưới?

7. Văn bản tự sự lớp 9 so sánh với các lớp dưới.

* Giống nhau: Có nhân vật chính, nhân vật phụ, cốt truyện, sự vật chính phụ.

* Khác nhau: Lớp 9 có thêm

+ Kết hợp tự sự +biểu cảm+ miêu tả nội tâm.

+ Kết hợp tự sự + nghị luận.

- Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Người kể chuyện vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự

Hỏi: Hãy giải thích vì sao trong 1 văn bản đã có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự.

8. Giải thích:

a) Gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Ví dụ:

- Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả.

- Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận.

- Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm.

- Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự.

(Không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa các phương thức)

b) Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ".

Hỏi: Có 1 văn bản nào mà chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất không?

c) Trong thực tế, ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
- Học sinh hỏi thêm kiến thức (nếu có)
Hỏi: phân biệt văn ts ở lớp 9 có gì giống và khác các lớp dưới.
Hỏi: Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại ở bài Ôn tập (tiếp)
- Về nhà ôn bài đã học.