Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục đích bài học
Thông qua bài học giúp học trò hiểu đuợc:
1. Tri thức
- Cách làm bài văn thuyết minh về 1 thứ đồ dựng (cái quạt, cái bút, cái kéo.. ). Tác dụng của 1 số biện pháp nt trong vb thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Xác định y/c của đề bài thuyết minh về một thứ đồ dựng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nt) về đồ dùng.
3. Thái độ
- Ý thức sử dụng 1số biện pháp nt trong văn bản
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giảng viên: Soạn bài đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn tri thức kĩ năng.
2. Học trò: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra
Hỏi: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì? Ta cần chú ý điều gì khi sử dụng?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
- Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Để tạo lập một văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao các em cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách có hiệu quả. Giờ hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề:

- Cho học sinh đọc đề

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề

I. Đề bài:

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: Cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.

Hỏi: Đề bài yêu cầu thuyết minh về đối tượng nào?

Hỏi: Đề yêu cầu phải viết như thế nào?

II. Phân tích đề:

- Kiểu văn bản: Thuyết minh.

- Nội dung thuyết minh: Nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của cái quạt (Cái kéo, cái bút, chiếc nón).

- Hình thức thuyết minh: Vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh lập dàn bài:

- Giáo viên đưa ra đề bài

- Cho học sinh đọc đề.

III. Lập dàn bài:

1. Học sinh lập dàn bài:

- Trình bày dàn ý chi tiết.

- Dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài văn.

Ví dụ: Thuyết minh về cái quạt:

- Hướng dẫn học sinh lập dàn bài

- Cho học sinh trình bày

* Mở bài: Giới thiệu về cái quạt một cách khái quạt.

* Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt:

+ Quạt là một đồ dùng như thế nào?

(Phương pháp nêu định nghĩa).

+ Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều chủng loại như thế nào? (Phương pháp liệt kê).

+ Mỗi loại quạt có cấu tạo và công dụng như thế nào? (Phương pháp phân tích phân loại).

+ Để sử dụng quạt có hiệu quả cần bảo quản quạt như thế nào?

* Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của quạt trong đời sống.

- Giáo viên nhận xét đánh giá

- Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài văn: Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Kể chuyện, tự thuật, nhân hoá, …

- Đọc phần mở bài với đề văn đã chọn.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh thảo luận về dàn bài đã chuẩn bị:

- Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm

- Cho học sinh nhận xét chéo giữa các nhóm.

- Giáo viên nhận xét và bổ sung.

IV. Thảo luận nhận xét, bổ sung sửa chữa dàn ý của bạn vừa thể hiện:

1- Nhận xét, đánh giá:

a. Ưu điểm:

- Hầu hết học sinh có ý thức chuẩn bị bài.

- Bước đầu có định hướng vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài viết.

b. Tồn tại:

- Một số học sinh chuẩn bị bài chưa kỹ.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật chưa thật linh hoạt.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết bài

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần mở bài và 1 số đoạn trong phần thân bài.

- Gọi học sinh trình bày.

V. Luyện tập:

Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào viết đoạn văn trong phần mở bài, thân bài với các đề văn trên.

(Thuyết minh về cái bút, cái kéo, cái quạt... )

* Đoạn văn mở bài:

- Chúng tôi là họ hàng nhà quạt, họ hàng nhà chúng tôi rất đông. Nào là quạt máy, quạt tay thậm trí cả quạt thóc… Chúng tôi tuy không có giá trị nhiều về kinh tế nhưng lại không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khoẻ của con người về mùa hè và giúp con người đỡ tốn sức trong quá trình lao động.

4. Củng cố - luyện tập
- Học sinh về nhà:
- Xem lại bài, làm bài tập.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học sinh về nhà học, làm bài tập.
- Chuẩn bị: đấu tranh cho một thế giới hòa bình